NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HẠNH PHÚC NĂM 2023-2024

Đặng Thị Ngọc Diệp1, Nguyễn Thanh Xuân2, Phạm Văn Lình2, Nguyễn Thị Hiền3,
1 Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc
2 Trường Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
3 Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các loại và đặc điểm trẻ sinh non tại Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc năm 2023-2024.. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 160 trẻ sinh non tháng (<37 tuần) điều trị tại Bệnh Viện Quốc Tế Hạnh Phúc từ tháng 12/2023 đến tháng 06/2024. Kết quả: Trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng trung bình 2163 ±314,9 (gram) chủ yếu có cân nặng trên 2500 gram chiếm 64,2%; trẻ nam 69,4%; tuổi thai 33,3± 1,52 (tuần); chiều dài cơ thể trung bình là 42,5± 2,1(cm), vòng đầu 31,1±2,2(cm); trẻ rối loạn nhịp thở chiếm 44,9%; mạch nhanh chiếm đa số 54,3%. Nhiệt độ phân bố trong khoảng 36 độ đến 37,4 độ; có 18,5% trẻ có phản xạ sơ sinh chậm; trẻ có trương lực cơ yếu chiếm 26,8%; có 94,5 % đối tượng vàng da. Điểm Apgar lần thứ nhất trong khoảng 5 đến 8 điểm; điểm Apgar lần thứ 3 dao động từ 6 đến 10 điểm. Số lượng bạch cầu lần thứ nhất từ 2,2 G/L tới 37,9 G/L; số lượng bạch cầu lần thứ ba từ 8,2 G/L đến 33,7 G/L. Tỷ lệ bạch cầu Lympho lần thứ nhất từ 1,4% tới 69,7%; tỷ lệ bạch cầu Lympho lần thứ ba từ 6,8% tới 75,5%. Tỷ lệ bạch cầu trung tính lần thứ nhất từ 8,1% tới 75,6%; tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính lần thứ ba từ 1% tới 78%. Kết luận: Tỷ lệ trẻ sinh non muộn chiếm tỷ lệ cao nhất 64,4%;  non vừa 18,8%; rất non 9,4% và cực non là 7,5%. Tuổi thai khi sinh trung bình là 33,3 ± 1,52 tuần; cân nặng trung bình 2163 ±314,9 (gram); trẻ sinh non trong nghiên cứu đa số có vàng da, trương lực cơ yếu, phản xạ sơ sinh chậm, rối loạn nhịp thở, mạch nhanh, điểm Apgar lúc sinh thấp

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. B. Y. Tế, "Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn của trẻ em giai đoạn 2009 – 2015," Hà Nội, 2009.
2. B. Y. Tế, "Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản," (in Vi), Chảy máu trong nửa đầu thai kỳ, pp. 87-91, 2016.
3. J. P. de Siqueira Caldas et al., "Admission hypothermia, neonatal morbidity, and mortality: evaluation of a multicenter cohort of very low birth weight preterm infants according to relative performance of the center," (in eng), Eur J Pediatr, vol. 178, no. 7, pp. 1023-1032, Jul 2019, doi: 10.1007/s00431-019-03386-9.
4. N. T. X. Hương, "Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008-2010)," (in vi), Y học thực hành, vol. 810, no. 3, pp. 7-10, 2012.
5. Quyết định số 315/QĐ-BYT (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản Phụ khoa.
6. H. T. Thắm, "Kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Vinmec Times City.(Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Điều dưỡng)," TLU, 2022.
7. T. R. Fenton and J. H. Kim, "A systematic review and meta-analysis to revise the Fenton growth chart for preterm infants," (in eng), BMC Pediatr, vol. 13, p. 59, Apr 20 2013, doi: 10.1186/1471-2431-13-59.
8. R. Wangruangsatid, J. Rangsiyanon, A. Rungchay, P. Dumminsek, and W. Saisuwan, "Maternal preparation guideline for taking care of premature infants after discharge in Thailand: a systematic review," (in eng), Songklanagarind Journal of Nursing, vol. 39, no. 1, pp. 66-78, 2019.