ĐÁNH GIÁ SỰ HÌNH THÀNH MÀNG SINH HỌC TRÊN KÍNH ÁP TRÒNG ẢNH HƯỞNG NGUY CƠ BỆNH LÝ VIÊM GIÁC MẠC

Nguyễn Vũ Giang Bắc1,, Phạm Thị Thanh Huệ1
1 Đại học Y Dược TPHCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự hình thành màng sinh học trên kính áp tròng đang sử dụng tại Việt Nam liên quan đến bệnh lý viêm giác mạc, khảo sát hướng xử lý bằng các chế phẩm thuốc nhỏ mắt và nước ngâm kính áp tròng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định lượng biofilm trên kính áp tròng bằng phương pháp đếm sống sau khi cho kính áp tròng tiếp xúc với vi sinh vật trong 24 giờ. Xử ký kính áp tròng có biofilm bằng các dung dịch sử dụng trong nhãn khoa trong 30 phút rồi xác định lượng biofilm còn lại bằng phương pháp đếm sống. Kết quả: Mật độ vi sinh vật thấp nhất có thể tạo biofillm trên kính áp tròng là 103 CFU/ml. Dung dịch thuốc nhỏ mắt Tobramycin 0,3% (Traphaco) kháng biofilm trên kính áp tròng tốt (100%). Dung dịch thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% (Pharmedic) kháng biofilm khoảng 30% đối với S. aureus, 80% đối với P. aeruginosa, 50% đối với C. albicans. Dung dịch ngâm-rửa kính áp tròng SEED Forest Leaf EX kháng được 30-40% biofilm S. aureus, khoảng 70% biofilm P. aeruginosa, kháng biofilm C. albicans kém. Dung dịch nước nhỏ mắt Lens Frenz Drop B5 có hiệu quả kém đối với vi sinh vật và biofilm. Kết luận: Vi khuẩn gây viêm giác mạc có thể tạo thành màng sinh học trên kính áp tròng ở mật độ thấp, do đó, cần phải sử dụng các dung dịch nhỏ mắt và nước ngâm kính áp tròng thường xuyên và đúng hướng dẫn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hashemi H, Fotouhi A, Yekta A, Pakzad R, Ostadimoghaddam H, Khabazkhoob M. Global and regional estimates of prevalence of refractive errors: Systematic review and meta-analysis. Journal of current ophthalmology. 2018;30(1):3-22.
2. Dosler S, Hacioglu M, Yilmaz FN, Oyardi O. Biofilm modelling on the contact lenses and comparison of the in vitro activities of multipurpose lens solutions and antibiotics. PeerJ. 2020;8:e9419.
3. Lim C, Carnt N, Farook M, et al. Risk factors for contact lens-related microbial keratitis in Singapore. Eye. 2016;30(3):447-455.
4. Imamura Y, Chandra J, Mukherjee PK, et al. Fusarium and Candida albicans biofilms on soft contact lenses: model development, influence of lens type, and susceptibility to lens care solutions. Antimicrobial agents and chemotherapy. 2008;52(1):171-182.
5. Szczotka-Flynn LB, Imamura Y, Chandra J, et al. Increased resistance of contact lens-related bacterial biofilms to antimicrobial activity of soft contact lens care solutions. Cornea. 2009;28(8):918-926.
6. Efron N, Brennan NA, Chalmers RL, et al. Thirty years of ‘quiet eye’with etafilcon A contact lenses. Contact Lens and Anterior Eye. 2020; 43(3): 285-297. doi:10.1016/j.clae. 2020.03.015
7. Zhu H, Bandara MB, Vijay AK, Masoudi S, Wu D, Willcox MD. Importance of rub and rinse in use of multipurpose contact lens solution. Optometry and Vision Science. 2011;88(8):967-972. doi:10.1097/OPX.0b013e31821bf976