ĐÁNH GIÁ TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT DO SỎI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng đường mật do sỏi theo hướng dẫn Tokyo 18 và được dẫn lưu đường mật qua da điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giai đoạn 2020-2024 nhằm xác định căn nguyên gây nhiễm trùng và tính nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được. Kết quả: Trong số 102 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm trùng đường mật độ I, II, III lần lượt là 40,2%; 37,3%; 22,7%. Có 78,4% bệnh nhân phân lập được vi khuẩn trong dịch mật, trong đó 66,7% phân lập được 1 vi khuẩn; 11,7% phân lập được từ 2 vi khuẩn trở lên. Vi khuẩn hay gặp nhất là E. coli, Enterococcus spp., P. aeruginosa, Klebsiella spp. Có 67,3% chủng vi khuẩn phân lập được có sinh men ESBL, trong đó E. coli sinh ESBL 78,8%. Tỉ lệ E. coli nhạy amikacin 97%, imipenem-cilastatin 88,2%, ertapenem 90%, meropenem 82,4%, cefotaxime 61,8%, cefepime 43,8%. Hầu hết các chủng Enterococcus spp còn nhạy với piperacillin-tazobactam, vancomycin, linezolid. Kết luận: Vi khuẩn gram âm là căn nguyên hàng đầu gây nhiễm trùng đường mật. Các chủng E. coli phân lập được đã giảm nhạy cảm với kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, thế hệ 4 và quinolone. Do vậy, cần đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh hàng năm để làm cơ sở xây dựng các hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm trùng đường mật, dẫn lưu đường mật, tính nhạy cảm kháng sinh, ESBL
Tài liệu tham khảo
2. Kimura Y, Takada T, Strasberg SM, et al. TG13 current terminology, etiology, and epidemiology of acute cholangitis and cholecystitis. Journal of Hepato-Biliary-Pancreatic Sciences. 2013;20(1):8-23. doi:10.1007/s00534-012-0564-0
3. Nguyen NLH, Phan TTP, Quyen NKT. Antimicrobial resistance profile of extended- spectrum Beta-Lactamase producing Escherichia Coli at Ho Chi Minh City. Sci Tech Dev J - Nat Sci. 2020;4(4):first. doi:10.32508/stdjns.v4i1.910
4. Weber A, Schneider J, Wagenpfeil S, et al. Spectrum of pathogens in acute cholangitis in patients with and without biliary endoprosthesis. J Infect. 2013;67(2): 111-121. doi:10.1016/ j.jinf.2013.04.008
5. Reuken PA, Torres D, Baier M, et al. Risk Factors for Multi-Drug Resistant Pathogens and Failure of Empiric First-Line Therapy in Acute Cholangitis. Galdiero M, ed. PLoS ONE. 2017;12(1): e0169900. doi:10.1371/journal. pone.0169900
6. Salvador VBDG, Lozada MCH, Consunji RJ. Microbiology and Antibiotic Susceptibility of Organisms in Bile Cultures from Patients with and without Cholangitis at an Asian Academic Medical Center. Surgical Infections. 2011;12(2):105-111. doi:10.1089/sur.2010.005
7. Chen S, Lai W, Song X, et al. The distribution and antibiotic-resistant characteristics and risk factors of pathogens associated with clinical biliary tract infection in humans. Front Microbiol. 2024; 15: 1404366. doi:10.3389/fmicb.2024. 1404366
8. Shafagh S, Rohani SH, Hajian A. Biliary infection; distribution of species and antibiogram study. Annals of Medicine and Surgery. 2021; 70:102822. doi:10.1016/j.amsu. 2021.102822
9. Long NC, Quang TĐ. Đặc điểm vi khuẩn học và tỷ lệ kháng kháng sinh ở bệnh nhân nhiễm trùng đường mật cấp tại Bệnh viện Bạch Mai, 2019 - 2020. TC YHDP. 2022;32(2):148-152. doi: 10.51403/0868-2836/2022/598
10. Lübbert C, Wendt K, Feisthammel J, et al. Epidemiology and Resistance Patterns of Bacterial and Fungal Colonization of Biliary Plastic Stents: A Prospective Cohort Study. Alpini GD, ed. PLoS ONE. 2016;11(5): e0155479. doi:10.1371/ journal.pone.0155479