ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH GAN DO RƯỢU

Someth Seng 1,, Việt Tú Trần 1, Tùng Linh Nguyễn 1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định đặc điểm mô bệnh học của bệnh gan do rượu. Đối tượng và phương phá: Gồm 60 bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103, từ tháng 01/2015 đến 7/2017. Các chỉ số nghiên cứu là hình thái gan nhiễm mỡ và giai đoạn xơ hóa gan theo Metavir, gồm: F0 (không xơ hóa), F1 (xơ hóa nhẹ); F2 (xơ hóa vừa), F3 (xơ hóa nặng) và F4 (xơ gan thực sự). Kết quả và kết luận: 100% bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu có gan nhiễm mỡ. Phần lớn là nhiễm mỡ giọt nhỏ (71,7%), mức độ nhẹ (93,3%) và ở vùng 1 (90,0%). Một số tổn thương khác hay gặp là thoái hóa hạt (100%), thể Mallory (65,0%), nhiễm sắc tố (28,3%) và biến đổi ưa toan tế bào gan (15,0%). Đánh giá giai đoạn xơ hóa gan theo phân loại Metavir thấy không xơ hóa gan (F0) là 6,7%; xơ hóa nhẹ (F1) là 50,0%; xơ hóa gan vừa (F2) là 11,7%; xơ hóa gan nặng (F3) là 15,0% và xơ gan thực sự (F4) là 16,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thu Hiền (2017), Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số chống oxy hóa trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học YD Thái Nguyên.
2. Lê Quốc Tuấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ một số cytokin huyết tương trên bệnh nhân mắc bệnh gan mạn do rượu, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học YD Thái Nguyên.
3. Vũ Thị Thu Trang (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm, siêu âm và mô bệnh học bệnh gan nhiễm mỡ, Luận án Tiến sĩ y học, Viện NCKHYDLS 108
4. Altamirano J., Miquel R., Katoonizadeh A. et al. (2014), “A histologic scoring system for prognosis of patients with alcoholic hepatitis”, Gastroenterology, 146: 1231–1239.
5. Celli R., Zhang X. (2014), “Pathology of Alcoholic Liver Disease”, Journal of Clinical and Translational Hepatology, vol. 2, 103–109.
6. Dubois M., Sciarra A., Trépo E. Et al. (2020), “Histologic parameter score does not predict short-term survival in severe alcoholic hepatitis”, United European Gastroenterol J., 8(9):1003-1012.
7. Ntandja Wandji L. C., Gnemmi V. et al. (2020), “Combined alcoholic and non-alcoholic steatohepatitis”, JHEP Rep., 2(3): 100- 101.
8. Sakhuja P. et al (2014), “Pathology of alcoholic liver disease, can it be differentiated from nonalcoholic steatohepatitis? World J Gastroenterol., 20 (44): 16474-16479.