SO SÁNH PHÁC ĐỒ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG NHẸ BẰNG CLOMIPHENE CITRATE 100 MG VÀ 150 MG KẾT HỢP FSH TRÊN BỆNH NHÂN LÀM IVF GIẢM DỰ TRỮ BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Cúc1,, Nguyễn Thành Luân2, Đỗ Xuân Vinh3, Hồ Sỹ Hùng4
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC Phú Quốc
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
3 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
4 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu trên nhóm bệnh nhân làm IVF giảm dự trữ buồng trứng, được kích thích buồng trứng (KTBT) bằng phác đồ nhẹ, từ tháng 12/2020 đến tháng 01/2023 tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (BVPSTU) nhằm so sánh kết quả thu noãn và tạo phôi ở 2 nhóm (nhóm I: liều Clomiphen Citrate 100mg/ngày kết hợp FSH 150UI – 225UI; nhóm II: liều Clomiphen Citrate 150mg/ngày kết hợp FSH 150UI – 225UI). Kết quả cho thấy: Tổng liều FSH của nhóm I là 1538,51 ± 332,43UI; nhóm II là 1603,02 ± 331,83UI.  Số noãn thu được và số noãn MII của nhóm I (5,68 ± 4,92và 4,47 ± 3,95) cao hơn của nhóm II (4,78 ± 2,69 và 3,18 ± 2,16). Sự khác biệt về số phôi thu được giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, KTBT nhẹ là cách tiếp cận tiềm năng dành cho bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Trong đó, sử dụng liều Clomiphen Citrate 100 mg/ngày và 150 mg/ngày cho kết quả tương tự nhau

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferraretti AP, La Marca A, Fauser BCJM, Tarlatzis B, Nargund G, Gianaroli L. ESHRE consensus on the definition of “poor response” to ovarian stimulation for in vitro fertilization: the Bologna criteria†. Hum Reprod. 2011 Jul 1; 26(7):1616-24
2. Jirge PR. Poor ovarian reserve. J Hum Reprod Sci. 2016; 9(2): 63-69. DOI: 10.4.103/0974-1208.183514.
3. Nguyễn Đình Đông và cs. Poseidon Iii, Iv: Mild Or Antagonist? Hosrem. 2019.
4. Vũ Văn Tâm, Đỗ Diễm Hường. Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ kích thích nhẹ buồng trứng trên bệnh nhân làm thụ tinh trong ống tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng, Tạp chí Phụ Sản. 2017;16(01): 169-172,
5. ALPHA Scientists In Reproductive Medicine, ESHRE Special Interest Group Embryology. Istanbul consensus workshop on embryo as- sessment: proceedings of an expert meeting. Reprod Biomed Online. 2011; 22(6):632-646. doi:10.1016/j.rbmo.2011.02.001
6. Nguyễn Viết Tiến, Nguyễn Thị Ngọc Phượng và Cs (2012). Đồng thuận phôi by HOSREM - Issuu. issuu.com/huynhhoa/docs/layout_dtp_7-12__2_
7. Trịnh Thị Ngọc Yến, Dương Tiến Tùng, Hồ Nguyệt Minh. (2022). Chất lượng noãn, phôi và kết quả có thai của phác đồ kích thích buồng trứng nhẹ so với phác đồ kích thích buồng trứng liều cao ở bệnh nhân giảm dự trữ buồng trứng. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 159(11), 132-139.
8. Vương Thị Ngọc Lan (2016). Giá Trị Các Xét Nghiệm AMH, FSH và AFC Dự Đoán Đáp Ứng Buồng Trứng Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh: TP Hồ Chí Minh
9. Kriseman M, Mills C, Kovanci E, et al. Antimullerian hormone levels are inversely associated with body mass index (BMI) in women with polycystic ovary syndrome. J Assist Reprod Genet. Sep 2015; 32(9): 1313-6. doi:10. 1007/s10815-015-0540-0
10. Polinder S, Heijnen EM, Macklon NS, Habbema JD, (2008). Cost-effectiveness of a mild compared with a standard strategy for IVF: A randomized comparison using cumulative term live birth as the primary endpoint. Hum Reprod; 23(2): 316-23. DOI: 10.1093/humrep/dem372