ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÂM SÀNG SAU 3 THÁNG CỦA KHUNG DA KHÔNG TẾ BÀO TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TỤT NƯỚU – NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG NGẪU NHIÊN CÓ NHÓM CHỨNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng của khung da không tế bào có nguồn gốc từ lợn (Porcine Acellular Dermal Matrix: PADM) trong phẫu thuật (PT) vạt hình thang di chuyển về phía thân răng (Coronally Advanced Flap: CAF) điều trị sang thương tụt nướu độ 1 (theo Cairo 2011). Đối tượng và phương nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng được thực hiện trên 16 sang thương tụt nướu độ 1 (theo Cairo) với nhóm chứng gồm 8 sang thương tụt nướu được điều trị bằng vạt CAF và nhóm thử nghiệm gồm 8 sang thương tụt nướu được điều trị bằng vạt CAF + MucodermÒ (PADM). Hiệu quả của điều trị được đánh giá qua các thông số lâm sàng bao gồm độ sâu tụt nướu (Recession Depth: RD), mất bám dính lâm sàng (Clinical Attachment Loss: CAL), chiều cao nướu sừng hoá (Height of Keratinized Tissue: HKT), độ dày nướu (Gingival Thickness: GT), phần trăm độ che phủ chân răng (%Root Coverage: %RC) được ghi nhận trước PT, sau PT 1 tháng, 3 tháng. Kết quả: Có sự giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) các giá trị CAL, RD, %RC ở cả hai nhóm sau 1 tháng PT tuy nhiên sau 3 tháng PT chỉ ghi nhận được mức duy trì có ý nghĩa thống kê ở nhóm có sử dụng PADM. Ở nhóm thử nghiệm, trung bình %RC và tỉ lệ số răng đạt che phủ hoàn toàn lần lượt là 75% và 62,5% cao hơn so với nhóm chứng là 37,5% và 25% song sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Giá trị GT ở nhóm thử nghiệm tăng sau PT 3 tháng và tăng cao hơn nhóm chứng với p<0,05. Kết luận: Sau 3 tháng PT, mặc dù CAF + PADM cho hiệu quả cải thiện độ che phủ chân răng tương tự như CAF đơn thuần tuy nhiên PADM góp phần cải thiện độ dày nướu giảm nguy cơ tái phát tụt nướu và suy giảm mô sừng hoá sau PT.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tụt nướu, vạt di chuyển về phía thân, khung da không tế bào có nguồn gốc từ lợn
Tài liệu tham khảo
2. Zucchelli G. CORONALLY ADVANCED FLAP WlTH RELEASING INCISIONS. Mucogingival Esthetic Surgery. Qyintessenza Edizioni; 2012:257-328:chap 17.
3. Zucchelli G. Rootcoverage surgical techniques. Mucogingival Esthetic Surgery. Quintessenza Edizioni; 2012:113-127:chap 9.
4. Ahmedbeyli C, İpçi ŞD, Cakar G, Kuru BE, Yılmaz S. Clinical evaluation of coronally advanced flap with or without acellular dermal matrix graft on complete defect coverage for the treatment of multiple gingival recessions with thin tissue biotype. https://doi.org/10.1111/ jcpe. 12211. Journal of clinical periodontology. 2014/03/01 2014;41(3): 303-310. doi:https://doi. org/10.1111/jcpe.12211
5. Sangiorgio JPM, Neves F, Rocha Dos Santos M, et al. Xenogenous Collagen Matrix and/or Enamel Matrix Derivative for Treatment of Localized Gingival Recessions: A Randomized Clinical Trial. Part I: Clinical Outcomes. J Periodontol. Dec 2017;88(12):1309-1318. doi:10. 1902/jop.2017.170126
6. Fathiazar A, Shariatmadar Ahmadi R, Sayar F. A Comparison between Mucoderm® and Connective Tissue Graft for Root Coverage. Journal of dentistry (Shiraz, Iran). Sep 2022;23(2 Suppl): 402-409. doi:10.30476/dentjods.2021. 90830.1535
7. Tavelli L, Barootchi S, Di Gianfilippo R, et al. Acellular dermal matrix and coronally advanced flap or tunnel technique in the treatment of multiple adjacent gingival recessions. A 12-year follow-up from a randomized clinical trial. Journal of clinical periodontology. Sep 2019;46(9):937-948. doi:10.1111/jcpe.13163