VI KHUẨN ĐA KHÁNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG Ở NGƯỜI LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Bạch Thái Dương1, Nguyễn Quang Thái1, Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Trương Thành Phát1, Nguyễn Đức Trọng1, Nguyễn Thị Diệu Hiền2, Trần Thị Như Lê1,, Đào Thanh3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ
3 Trung tâm Y tế huyện Thới Lai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi sinh vật đa kháng thuốc (MDRO) đã gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng cao và đang là thách thức quan trọng trong việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm trong điều trị viêm phổi cộng đồng ở người lớn với mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ viêm phổi mắc phải cộng đồng (CAP) do MDRO gây ra. Thông qua tỷ lệ kháng kháng sinh của các tác nhân gây bệnh chính, đề xuất kháng sinh sử dụng cho bệnh nhân CAP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu cắt ngang mô tả, được thực hiên trên 148 bệnh nhân người lớn mắc CAP phải điều trị nội trú tại khoa Nội hô hấp  Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm MDRO chiếm 89,2%, chủ yếu là MDR Acinetobacter baumannii và MDR Klebsiella pneumoniae với tỷ lệ lần lượt là 45,5% và 33,3%. Mặc dù các chủng vi khuẩn gây bệnh chính hầu hết đề kháng ở mức độ cao với các nhóm Carbapenems, β-lactam và Fluoroquinolones, tuy nhiên ceftazidime/avibactam, amikacin và gentamicin, minocyline và colistin có tỷ lệ đề kháng thấp. Kết luận: Ceftazidime/avibactam, amikacin, gentamicin, minocyline và colistin là những kháng sinh hiện vẫn còn nhạy cảm ở bệnh nhân CAP.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Tiến Dũng (2016), "Investigating Characteristics of bacteria causing hospital-acquired pneumonia in HCMC University Medical Center 2015", Y Hoc TP. Ho Chi Minh. 20(2), tr. 198 - 203.
2. Nguyễn Thị Xuyên (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh hô hấp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
3. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2019), 2019 Antibiotic Resistance Threats Report, United States of America, truy cập ngày 2 August-2024
4. S. Aliberti và các cộng sự. (2012), "Stratifying risk factors for multidrug-resistant pathogens in hospitalized patients coming from the community with pneumonia", Clin Infect Dis. 54(4), tr. 470-8
5. F. Amati và M. I. Restrepo (2020), "Emerging Resistance of Gram Negative Pathogens in Community-Acquired Pneumonia", Semin Respir Crit Care Med. 41(4), tr. 480-495
6. J. V. Barreto, C. C. Dias và T. Cardoso (2022), "Risk factors for community-onset pneumonia caused by drug-resistant pathogens: A prospective cohort study", Eur J Intern Med. 96, tr. 66-73
7. Y. Chang và các cộng sự. (2021), "The Distribution of Multidrug-resistant Microorganisms and Treatment Status of Hospital-acquired Pneumonia/Ventilator-associated Pneumonia in Adult Intensive Care Units: a Prospective Cohort Observational Study", J Korean Med Sci. 36(41), tr. e251
8. H. D. Tran và các cộng sự. (2022), "Community-acquired pneumonia-causing bacteria and antibiotic resistance rate among Vietnamese patients: A cross-sectional study", Medicine (Baltimore). 101(36), tr. e30458.