GIÁ TRỊ PHƯƠNG PHÁP CHỤP XQUANG PHỔ HAI MỨC NĂNG LƯỢNG CÓ TIÊM THUỐC CẢN QUANG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN VÚ

Thị Bích Hạnh Trần 1,, Minh Hải Nguyễn 2, Thu Thủy Vũ 1, Thị Phương Thảo Trần 1, Thị Thanh Xuân Lê 1
1 Bệnh viện TWQĐ 108
2 Bệnh viện 103, HVQY

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị chẩn đoán ung thư vú của phương pháp chụp X quang phổ hai mức năng lượng có tiêm thuốc cản quang (CESM) so với kết quả mô bệnh học. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân có tổn thương u vú được chụp CESM, độ tuổi trung bình là 49,86 ± 12,06. Hình ảnh khối đa thùy trên CESM có độ nhạy 71,4%, độ đặc hiệu 68,2%, giá trị dự báo dương tính 74,1% và giá trị dự báo âm tính 65,2%, độ chính xác 60%. Hình ảnh đường bờ không rõ nét trên CESM có độ nhạy 53,6%, độ đặc hiệu 77,3%, giá trị dự báo dương tính 75% và giá trị dự báo âm tính 56,7%, độ chính xác 64%.Hình ảnh u xâm lấn  trên CESM có độ nhạy 42,9%, độ đặc hiệu 95,5%, giá trị dự báo dương tính 92,3% và giá trị dự báo âm tính 56,8%, độ chính xác 66%. Hình ảnh ngấm thuốc trên CESM có độ nhạy 89,3%, độ đặc hiệu 90,9%, giá trị dự báo dương tính 92,6% và giá trị dự báo âm tính 87%, độ chính xác 90%. Phân loại BIRADS ≥ 4trên CESM có độ nhạy 96,4%, độ đặc hiệu 22,7%, giá trị dự báo dương tính 61,4% và giá trị dự báo âm tính 83,3%, độ chính xác 64%. Kết luận: Hình ảnh Chụp XQ tuyến vú phổ hai mức năng lượng CESM đánh giá hiệu quả những tổn thương tăng đậm độ, thể hiện rõ ràng tính chất khối, ít bỏ sót tổn thương, do đó có giá trị trong việc chẩn đoán ung thư vú với các đối tượng có tuyến vú đậm đặc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nada A.M.A.M., Hamdi R., Shokry A. (2017). Dual energy contrast enhanced soft tissue digital mammography versus ultrasound elastography in the evaluation of breast masses. The Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine, 48(4), 1179-1186.
2. Dromain C., Balleyguier C., Adler G. et al (2009). Contrast-enhanced digital mammography. Eur J Radiol, 69(1), 34-42.
3. Sung J.S., Lebron L., Keating D. et al (2019). Performance of Dual-Energy Contrast-enhanced Digital Mammography for Screening Women at Increased Risk of Breast Cancer. 293(1), 81-88.
4. Spak D.A., Plaxco J.S., Santiago L. et al (2017). BI-RADS((R)) fifth edition: A summary of changes. Diagn Interv Imaging, 98(3), 179-190.
5. Nguyễn Văn Thắng (2013), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư vú của chup X quang kết hợp siêu âm tuyến vú, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Costantini M., Belli P., Lombardi R. et al (2006). Characterization of solid breast masses: use of the sonographic breast imaging reporting and data system lexicon. J Ultrasound Med, 25(5), 649-659; quiz 661.
7. Berg W.A., Gutierrez L., NessAiver M.S. et al (2004). Diagnostic accuracy of mammography, clinical examination, US, and MR imaging in preoperative assessment of breast cancer. Radiology, 233(3), 830-849.