THAY ĐỔI XƯƠNG, RĂNG VÀ MÔ MỀM TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA SAU PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH Ở BỆNH NHÂN LỆCH LẠC XƯƠNG LOẠI II
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi xương, răng, mô mềm trên phim sọ nghiêng từ xa sau phẫu thuật chỉnh hình ở bệnh nhân lệch lạc xương loại II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 cặp phim sọ nghiêng từ xa của bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội được chẩn đoán lệch lạc xương loại II có chỉ định điều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình từ tháng 01/2021 đến tháng 8/2024. Sử dụng phương pháp nghiên cứu chùm ca bệnh hồi cứu và tiến cứu để đánh giá sự thay đổi trước - sau can thiệp. Kết quả: có 23 bệnh nhân nữ chiếm 74,2%, gấp 2,9 lần so với 8 bệnh nhân nam (25,8%). Nhóm nguyên nhân do lùi hàm dưới (41,9%) và do vẩu hàm trên (38,7%) chiếm chủ yếu và thấp nhất là nhóm nguyên nhân do cả vẩu hàm trên và lùi hàm dưới (19,4%). Sau phẫu thuật, 66,7% chỉ số về xương, răng và mô mềm sử dụng trong nghiên cứu thay đổi theo hướng tiến gần giá trị bình thường, có ý nghĩa thống kế (P< 0,05). Kết luận: Lệch lạc xương loại II có chỉ định phẫu thuật chỉnh hình gặp chủ yếu ở hai nhóm nguyên nhân do lùi hàm dưới (41,9%) và do vẩu hàm trên (38,4%); Sau phẫu thuật có sự thay đổi xương, răng và mô mềm với tỷ lệ 66,7% chỉ số có giá trị trong giới hạn bình thường, có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lệch lạc xương loại II, phẫu thuật, phim sọ nghiêng từ xa.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Phương (2007), Nghiên cứu ứng dụng lực kéo ngoài miệng để điều trị kém phát triển chiều trước- sau xương hàm trên, Luận án Tiến sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 3-26.
3. Deguchi T., Murkami T., Kuroda S., Yabuuchi T., Kamioka H., Yamamoto T. (2008), “Comparison of the intrusion effects on the maxillary incisors between implant anchorage and J-hook Headgear”, American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, Vol. 133, pp. 654-660.
4. Yao CC, Lai EH, Chang JZ, Chen YJ (2008), “Comparison of treatment outcomes between skeletal anchorage and extraoral anchorage in adults with maxillary dentoalveolar protrusion”, American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, Vol. 134(5), pp. 615-24.
5. Valmy Pangrazio-Kulbersh, DDS, MS (2001), “Stability of skeletal Class II correction with 2 surgical techniques: The sagittal split ramus osteotomy and the total mandibular subapical alveolar osteotomy”, American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, Vol. 134, pp. 134-143.
6. Ruslin M, Hajrah Yusuf AS, Forouzanfar T, et al. One-year stability of the mandibular advancement and counterclockwise rotation for correction of the skeletal class II malocclusion and high mandibular plane angle: Dental and skeletal aspect. Biomedical Journal. 2022;45(1):206-214. doi:10.1016/j.bj.2021.02.005.
7. Trịnh Đỗ Vân Ngà (2014), Nghiên cứu một số kích thước sọ mặt trên phim sọ nghiêng từ xa và ảnh chụp kỹ thuật số chuẩn hóa ở một nhóm sinh viên sai khớp cắn loại II. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, trường Đại học Y Hà nội.
8. Nguyễn Thị Phương Anh (2006). Nhận xét lâm sàng và X quang bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại II theo Angle. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Răng Hàm Mặt, 41-75.
9. Whitesides J, Pajewski NM, Bradley TG et al (2008). Socio-demographics of adult orthodontic visits in the United States, American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics: official publication of the American Association of Orthodontists, its constituent societies, and the American Board of Orthodontics, 133, 489 e9-14.
10. Deguchi T., Murkami T., Kuroda S., Yabuuchi T., Kamioka H., Yamamoto T. (2008), “Comparison of the intrusion effects on the maxillary incisors between implant anchorage and J-hook Headgear”, American journal of orthodontics and dentofacial orthopedics, Vol. 133, pp. 654-660.