ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TẠI CHỖ VẢY NẾN MẢNG BẰNG CALCIPOTRIOL KẾT HỢP VỚI BETAMETHASONE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Vảy nến là một bệnh da khá phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi, chiếm 2% dân số thế giới. Trong đó vảy nến mảng là dạng phổ biến nhất. Một trong các phương pháp thường được sử dụng điều trị vảy nến mảng là sử dụng thuốc bôi kết hợp calcipotriol và betamethasone. Tuy nhiên tại Việt Nam có khá ít nghiên cứu về hiệu quả của thuốc bôi này. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến mảng và đánh giá kết quả điều trị tại chỗ vảy nến mảng bằng calcipotriol kết hợp với betamethasone. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ, gồm 80 bệnh nhân được chẩn đoán vảy nến mảng, được điều trị bằng thuốc bôi calcipotriol kết hợp betamethasone. Bệnh nhân được ghi nhận lại các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh tại thời điểm điều trị 1, 2, 3 và 4 tuần. Thời gian nghiên cứu là năm 2023. Kết quả: Độ tuổi khởi phát trung bình là 47,2 ± 14,1. Vị trí thương tổn hiện tại ở thân mình chiếm tỷ lệ cao nhất (87,5%). PASI trung bình trước điều trị: 11 ± 2,71. Kết quả độ giảm PASI bắt đầu có ý nghĩa thống kê với p<0,001 từ tuần thứ 2. PASI trung bình sau điều trị là 5,22 ± 1,5. Trong nghiên cứu không gặp bất kỳ biểu hiện nào tình trạng quá liều. Kết luận: Thuốc bôi calcipotriol/betamethasone mang lại hiệu quả cao trong điều trị vảy nến mảng với nhiều ưu điểm như tốc độ giảm PASI nhanh, ít tác dụng phụ…Cần có một quy trình thống nhất khi sử dụng thuốc để hạn chế tác dụng phụ trên bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vảy nến, thuốc bôi calcipotriol/ betamethasone
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Trọng Hào (2016), Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân vảy nến và hiệu quả điều trị hỗ trợ của simvastatin trên bệnh vảy nến thông thường, Luận án Tiến sĩ Y học, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thảo My (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-psora trên bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ và bệnh viện Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019 - 2021, Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ
4. Trần Nguyên Ánh Tú, Nguyễn Trọng Hào và cộng sự (2020), “Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, tập 15, số 5
5. Từ Mậu Xương (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng…, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, Cần Thơ.
6. Gao J., Shen X., Ko R., et al (2021), “Cognitive Process of Psoriasis and Its Comorbidities: From Epidemiology to Genetics”, Front Genet, 12(735124), 1-14.
7. Islam Khan, Lubna K., et al (2014), “Efficacy of topical calcipotriol versus combination of topical calcipotriol plus betamethasone in the treatment of plaque type psoriasis”, Journal of Armed Forced Medical College Bangladesh, vol.10, no.1
8. Sindhuja M., Muthiah S. (2021), “Efficacy and safety of topical calcipotriol plus betamethasone dipropionate versus topical betamethasone dipropionate alone in mild to moderate psoriasis” Journal of pharmaceutical research international, 33(23A), pp. 28 - 38.