MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ SINH XƠ VỮA HUYẾT TƯƠNG (AIP) VÀ BÉO PHÌ

Tạ Thị Tú1, Nguyễn Cẩm Thạch1, Bùi Thị Ngọc Hà2, Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Văn Tuyến1, Phan Thị Thanh Hải1,
1 Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá mối liên quan giữa chỉ số sinh xơ vữa huyết tương (AIP), các chỉ số lipid máu và béo phì. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 1307 người đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BVTWQĐ 108) từ 01/01/2023 đến 31/12/2023. Các chỉ số lipid máu được định lượng theo phương pháp đo quang và chỉ số AIP tính theo công thức log 10 (TG/HDL-C). Kết quả: Chỉ số AIP ở nhóm béo phì cao hơn nhóm không béo phì, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,000). Có mối tương quan thuận mức độ mạnh giữa AIP với BMI (r=0,528p=0,000). Các nhóm AIP tứ phân vị thứ tư, thứ ba có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn so với nhóm AIP tứ phân vị thứ nhất với OR tương ứng lần lượt là 4,86 và 2,36 (p<0,01) sau khi hiệu chỉnh với các biến tuổi, giới tính, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, glucose, cholesterol, LDL-C. Diện tích dưới đường cong ROC của AIP trong tiên lượng nguy cơ béo phì là 0,765 (0,736-0,794) với điểm cắt 0,1247, độ nhạy 74% và độ đặc hiệu 70%. Kết luận: Chỉ số AIP là một dấu ấn sinh học có giá trị tiên lượng trung bình trong dự đoán nguy cơ mắc bệnh béo phì với diện tích dưới đường cong ROC là 0,765 (0,736-0,794), độ nhạy 74% và độ đặc hiệu 70%. AIP tương quan thuận mức độ mạnh với BMI (r=0,528, p<0,01).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Blüher M. Obesity: global epidemiology and pathogenesis. Nat Rev Endocrinol. 2019;15(5): 288-298. doi:10.1038/s41574-019-0176-8
2. Obesity and overweight. Accessed July 12, 2024. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight.
3. Bộ Y tế (2021), Công bố kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020, https://moh. gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/ 3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ket-qua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020.
4. Dobiásová M. [AIP--atherogenic index of plasma as a significant predictor of cardiovascular risk: from research to practice]. Vnitr Lek. 2006; 52(1):64-71.
5. Zhang JS, Yeh WC, Tsai YW, Chen JY. The Relationship between Atherogenic Index of Plasma and Obesity among Adults in Taiwan. Int J Environ Res Public Health. 2022;19(22):14864. doi:10.3390/ijerph192214864
6. Zhu X, Yu L, Zhou H, et al. Atherogenic index of plasma is a novel and better biomarker associated with obesity: a population-based cross-sectional study in China. Lipids Health Dis. 2018;17(1):37. doi:10.1186/s12944-018-0686-8
7. Third Report of the National Cholesterol Education Program (NCEP) Expert Panel on Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Cholesterol in Adults (Adult Treatment Panel III) final report. Circulation. 2002;106(25):3143-3421.
8. Wong ND, Wilson PW, Kannel WB. Serum cholesterol as a prognostic factor after myocardial infarction: the Framingham Study. Ann Intern Med. 1991;115(9):687-693. doi:10.7326/0003-4819-115-9-687