ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN LOẠI PHÂN TỬ ĐẾN THỜI GIAN SỐNG THÊM TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ XÂM NHẬP

Nguyễn Thị Minh Thức1,, Nguyễn Thị Hồng Liễu2, Nguyễn Văn Chủ3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Bệnh viện K Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư vú và mối liên quan của phân loại phân tử với thời gian sống thêm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 300 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện K Trung Uơng từ ngày 1 tháng 1 năm 2017 đến 31 tháng 6 năm 2019 và được theo dõi đến 31 tháng 6 năm 2024. Phân tích Kaplan-Meier được thực hiện để đánh giá sống sót. Các yếu tố bệnh học lâm sàng ảnh hưởng đến thời gian sống toàn bộ 5 năm (OS) và thời gian sống không bệnh 05 năm (DFS) được nghiên cứu bằng cách sử dụng log rank test and phân tích hồi quy Cox. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân OS, DFS tương ứng là 91.3% và 93%. Tỉ lệ bệnh nhân sống thêm 5 năm trong các nhóm phân tử LumA, LumB/Her2-, LumB/Her2+, Her2, bộ ba âm tính, đối với OS lần lượt là 97.1%, 93.3%, 90%, 83.3% và 85%; đối với DFS tương ứng là 95.1%, 86.7%, 94%, 93.8% và 95%. Phân typ phân tử có ảnh hưởng đến OS (p = 0.029) nhưng không ảnh hưởng đến DFS (p = 0.308). Kết luận: Phân loại phân tử ung thư vú ảnh hưởng đến thời gian sống thêm, cung cấp thông tin dự báo tiên lượng bệnh nhân ung thư vú

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Spitale A, Mazzola P, Soldini D et al. Breast cancer classification according to immunohistochemical markers: clinicopathologic features and short-term survival analysis in a population-based study from the South of Switzerland. 2009. 2009;20(4):628-635.
2. Zhang HM, Zhang BN, Xuan LX, Zhao P. [Clinical characteristics and survival in the operable breast cancer patients with different molecular subtypes]. Zhonghua Zhong Liu Za Zhi. 2009;31(6):447-451.
3. Dokcu S, Caparlar MA, Başçeken Sİ, Eroglu A. Distribution and Clinicopathological Characteristics of Breast Cancer Molecular Subtypes in Turkish Women. European Journal of Clinical Medicine. 2022;3(6):14-20. doi:10.24018/ clinicmed.2022.3.6.220
4. Zeng H, Zheng R, Guo Y, et al. Cancer survival in China, 2003–2005: A population-based study. International Journal of Cancer. 2015;136(8): 1921-1930. doi:10.1002/ijc.29227
5. Xue C, Wang X, Peng R, et al. Distribution, clinicopathologic features and survival of breast cancer subtypes in Southern China. Cancer Sci. 2012;103(9): 1679-1687. doi:10.1111/j.1349-7006.2012.02339.x
6. Osborne CK, Bardou V, Hopp TA, et al. Role of the estrogen receptor coactivator AIB1 (SRC-3) and HER-2/neu in tamoxifen resistance in breast cancer. J Natl Cancer Inst. 2003;95(5):353-361. doi:10.1093/jnci/95.5.353
7. Anzick SL, Kononen J, Walker RL, et al. AIB1, a steroid receptor coactivator amplified in breast and ovarian cancer. Science. 1997;277 (5328): 965-968. doi:10.1126/science. 277.5328.965
8. Ossovskaya V, Wang Y, Budoff A, et al. Exploring Molecular Pathways of Triple-Negative Breast Cancer. Genes Cancer. 2011;2(9):870-879. doi:10.1177/1947601911432496