ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHỤ CỦA FLUORESCEIN TRONG CHỤP MẠCH HUỲNH QUANG VÕNG MẠC

Lã Thị My Ly1,2,, Mai Quốc Tùng2,3
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão Khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chụp mạch huỳnh quang võng mạc (CMHQ) được giới thiệu lần đầu tiên bởi Novotny và Alvis vào năm 1961 và ngày càng được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán bệnh lý võng mạc và hắc mạc. CMHQ võng mạc với fluorescein cung cấp chi tiết hình ảnh mạch máu võng mạc thông qua sự lưu thông của thuốc huỳnh quang trong hệ tuần hoàn, từ đó giúp thầy thuốc phát hiện và định vị các tổn thương trong các bệnh lý hắc võng mạc. Đa số người bệnh dung nạp tốt với thuốc fluorescein. Tuy nhiên đây vẫn là phương pháp can thiệp có xâm lấn và có nguy cơ xảy ra biến chứng. Để CMHQ an toàn, người thực hiện kĩ thuật nên hiểu rõ về liều phù hợp, việc sử dụng thuốc huỳnh quang trong chẩn đoán các bệnh lí liên quan đến mắt. Mục tiêu: Mô tả tác dụng phụ của fluorescein trong chụp mạch huỳnh quang võng mạc. Đối tượng nghiên cứu: 250 đối tượng được chụp mạch huỳnh quang fluorescein tại phòng khám Mắt – Bệnh viện Lão Khoa Trung ương từ 1/8/2023 đến 31/6/2024. Tiêu chuẩn lựa chọn: Các người bệnh cần CMHQ với  fluorescein để chẩn đoán các bệnh lí võng mạc, hắc mạc hoặc thị thần kinh. Tuổi ≥ 7 tuổi. Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu hoặc chống chỉ định CMHQ: tiền sử mẫn cảm với fluorescein hoặc đã từng gặp tác dụng phụ nặng khi chụp mạch, phụ nữ mang thai, suy gan, suy thận nặng. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình bệnh nhân nghiên cứu là 49,54 ± 15,35 tuổi, cao tuổi nhất là 77 tuổi, ít tuổi nhất là 7 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ là 141/109. 2,8% đối tượng có tiền sử dị ứng trước đó. Có 89,2% lượt chụp mạch (223 đối tượng) không xảy ra tác dụng phụ, 9,2% đối tượng gặp tác dụng phụ mức độ nhẹ, 1,6% trường hợp hặp tác dụng phụ mức độ trung bình, không ghi nhận tác dụng phụ nặng, trầm trọng. Buồn nôn là tác dụng phụ hay gặp chiếm 6,8%. Kết luận: Chụp mạch huỳnh quang võng mạc là phương pháp tương đối an toàn với tỉ lệ tác dụng phụ thấp với tác dụng phụ hay gặp nhất là buồn nôn. Thầy thuốc cần khai thác và lựa chọn bệnh nhân kĩ lưỡng để đảm bảo an toàn người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Novotny HR, Alvis DL. A Method of Photographing Fluorescence in Circulating Blood in the Human Retina. Circulation. 1961;24(1):82-86. doi:10.1161/01.CIR.24.1.82
2. Yannuzzi LA, Rohrer KT, Tindel LJ, et al. Fluorescein Angiography Complication Survey. Ophthalmology. 1986;93(5): 611-617. doi:10.1016/ S0161-6420(86)33697-2
3. Kwan AS, Barry C, McAllister IL, Constable I. Fluorescein angiography and adverse drug reactions revisited: the Lions Eye experience. Clin Experiment Ophthalmol. 2006;34(1):33-38. doi:10.1111/j.1442-9071.2006.01136.x
4. Kalogeromitros DC, Makris MP, Aggelides XS, et al. Allergy skin testing in predicting adverse reactions to fluorescein: a prospective clinical study. Acta Ophthalmol (Copenh). 2011; 89(5): 480-483. doi:10.1111/j.1755-3768. 2009.01722.x
5. Stein MR, Parker CW. Reactions Following Intravenous Fluorescein. Am J Ophthalmol. 1971; 72(5): 861-868. doi:10.1016/0002-9394(71)91681-3
6. Brown RE, Sabates R, Drew SJ. Metoclopramide as prophylaxis for nausea and vomiting induced by fluorescein. Arch Ophthalmol Chic Ill 1960. 1987;105(5):658-659. doi:10.1001/ archopht.1987.01060050076041
7. Kornblau IS, El-Annan JF. Adverse reactions to fluorescein angiography: A comprehensive review of the literature. Surv Ophthalmol. 2019;64(5): 679-693. doi:10.1016/j.survophthal.2019.02.004
8. Yannuzzi LA, Rohrer KT, Tindel LJ, et al. Fluorescein Angiography Complication Survey. Ophthalmology. 1986;93(5): 611-617. doi:10. 1016/S0161-6420(86)33697-2
9. Kwiterovich KA, Maguire MG, Murphy RP, et al. Frequency of Adverse Systemic Reactions after Fluorescein Angiography: Results of a Prospective Study. Ophthalmology. 1991;98(7):1139-1142. doi:10.1016/S0161-6420(91)32165-1
10. Yang Y, Zhang Z, Li T, Gu Z, Sun Y. Risk factors for vasovagal reaction associated with cerebral angiography via femoral catheterisation. Interv Neuroradiol. 2017;23(5):546-550. doi:10. 1177/1591019917717577