THỜI GIAN CẤP CỨU TRƯỚC VIỆN CỦA BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO VÀ MỨC ĐỘ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2023

Đồng Thị Ngọc Mai1, Lê Thị Ngọc Anh1, Trần Thị Quỳnh Hương1, Lê Xuân Quý1, Dương Quang Hiệp1, Bùi Tường An1,
1 Phân hiệu trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa hiểu biết của người nhà bệnh nhân đột quỵ não và thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 99 người nhà bệnh nhân đột quỵ não, sử dụng bộ câu hỏi đánh giá. Kết quả: tất cả người nhà bệnh nhân đều nhận biết được ít nhất 1 triệu chứng của đột quỵ. Tỷ lệ người tham gia có hiểu biết về yếu tố nguy cơ là 45,45%, FAST là 41,41% và cách xử trí đột quỵ là 40,40%. Người nhà có hiểu biết về FAST và cách xử trí đột quỵ làm giảm thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân lần lượt là 4,52 và 5,2  lần so với nhóm không có hiểu biết. Trình độ học vấn, khu vực sống, hiểu biết về yếu tố nguy cơ có liên quan đến hiểu biết về FAST và cách xử trí đột quỵ. Kết luận: Tỷ lệ người nhà có hiểu biết về yếu tố nguy cơ, FAST, cách xử trí còn chưa cao. Thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân có xu hướng được rút ngắn khi người nhà bệnh nhân có hiểu biết về đột quỵ não

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet Neurol, 2021, 20(10), pp.795-820.
2. Wang R, Wang Z, Yang D, et al. (2021) Early Hospital Arrival After Acute Ischemic Stroke Is Associated With Family Members’ Knowledge About Stroke, Front Neurol, 12, pp.1-8.
3. Minh LQ, Ninh NĐ, Tuấn NQ, Thảo TP, Yến NTH (2020) Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cấp cứu trước viện của bệnh nhân đột quỵ não cấp, J 108 - Clin Med Phamarcy, 15(6), pp.48-53.
4. Kothari R, Sauerbeck L, Jauch E, et al. (1997) Patients’ awareness of stroke signs, symptoms, and risk factors, Stroke, 28(10), pp.1871-1875.
5. Hương XTT, Cường PV, Cúc NT, Hoàn TV, Yến ĐN, Tuyết ĐT (2022) Nghiên cứu nhận thức của người nhà bệnh nhân về đột quỵ não, sự khác biệt thông qua giáo dục, J 108 - Clin Med Phamarcy, pp.169- 177.
6. Khalafalla HE, Alfaifi BA, Alharbi RJ, et al. (2022) Awareness of stroke signs, symptoms, and risk factors among Jazan University students: An analytic cross-sectional study from Jazan, Saudi Arabia, Medicine (Baltimore), 101(51), pp.1-5.
7. Alhazzani AA, Mahfouz AA, Abolyazid AY, et al. (2019) Awareness of stroke among patients attending primary healthcare services in Abha, Southwestern Saudi Arabia, Neurosci Riyadh Saudi Arab, 24(3), pp.214-220.
8. Ramírez-Moreno JM, Alonso-González R, Peral-Pacheco D, Millán-Núñez MV, Aguirre-Sánchez JJ (2015) Stroke Awareness Is Worse among the Old and Poorly Educated: A Population-Based Survey, J Stroke Cerebrovasc Dis Off J Natl Stroke Assoc, 24(5), pp.1038-1046.
9. Hiển PH, Hải HB (2022) Một số yếu tố liên quan đến thời gian khởi phát - nhập viện ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não cấp, Tạp Chí Nghiên Cứu Học, 159(11), pp.157-162.