ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG BẰNG CHỈ SỐ OSTA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP

Trần Thùy Dương1, Nguyễn Thị Phương Thủy2,3,
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm chỉ số OSTA và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp (VCSDK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân VCSDK được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR-1984 điều trị tại Trung tâm cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024. Các bệnh nhân được khám lâm sàng, làm các thăm dò cận lâm sàng cần thiết và đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 35 bệnh nhân, trong đó 62,9% là nam giới, tuổi trung bình là 51,6 ± 7,8, độ tuổi ≥60 chiếm 20%. Chỉ số OSTA trung bình của nhóm bệnh nhân VCSDK là 0,3 ± 2,64, thấp nhất ở nhóm loãng xương (2,13 ± 1,19) và cao nhất ở nhóm không loãng xương (3,42 ± 1,57) (p <0,001). Bệnh nhân VCSDK có tỷ lệ nguy cơ loãng xương thấp, trung bình, cao theo chỉ số OSTA lần lượt là 45,7%, 51,4% và 2,9%. OSTA có mối liên quan thuận với chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể và mật độ xương. Kết luận: Dựa trên điểm OSTA, đa số bệnh nhân VCSDK có nguy cơ loãng xương thấp và trung bình. Điểm OSTA có mối liên quan với chiều cao, cân nặng, BMI và mật độ xương ở cả hai vị trí cổ xương đùi và cột sống thắt lưng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wenker KJ, Quint JM. Ankylosing Spondylitis. In: StatPearls. StatPearls Publishing; 2024. Accessed August 15, 2024. http://www.ncbi. nlm.nih.gov/books/NBK470173/
2. Hinze AM, Louie GH. Osteoporosis Management in Ankylosing Spondylitis. Curr Treatm Opt Rheumatol. 2016;2(4): 271-282. doi:10.1007/ s40674-016-0055-6
3. Kim JW, Park S, Jung JY, et al. Prevalence and Factors of Osteoporosis and High Risk of Osteoporotic Fracture in Patients with Ankylosing Spondylitis: A Multicenter Comparative Study of Bone Mineral Density and the Fracture Risk Assessment Tool. Journal of Clinical Medicine. 2022;11(10):2830. doi:10.3390/jcm11102830
4. Blake GM, Fogelman I. The role of DXA bone density scans in the diagnosis and treatment of osteoporosis. Postgrad Med J. 2007;83(982):509-517. doi:10.1136/pgmj.2007.057505
5. Koh LK, Sedrine WB, Torralba TP, et al. A simple tool to identify asian women at increased risk of osteoporosis. Osteoporos Int. 2001;12(8):699-705. doi:10.1007/s001980170070
6. Phùng Đức Tâm. Khảo sát chỉ số Z-score của mật độ xương ở bệnh nam viêm cột sống dính khớp. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Sordia LH, Vazquez J, Iglesias JL, et al. Low height and low weight correlates better with osteoporosis than low body mass index in postmenopausal women. International Congress Series. 2004;1271: 407-410. doi:10.1016/ j.ics.2004.05.041
8. Muslim D, Mohd, E, Sallehudin, A, Tengku Muzaffar T, Ezane A. Performance of Osteoporosis Self-assessment Tool for Asian (OSTA) for Primary Osteoporosis in Post-menopausal Malay Women. Malays Orthop J. 2012;6(1):35-39. doi:10.5704/MOJ.1203.011