KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT TÁN SỎI THẬN QUA DA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM GÂY MÊ HỒI SỨC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Nguyễn Sỹ Trang1,, Phạm Thị Tho1
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tán sỏi qua da là phương pháp điều trị tối ưu sỏi tiết niệu. Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hoạt động chăm sóc người bệnh. Kiến thức, kỹ năng thực hành tốt của điều dưỡng đóng vai trò quan trọng. Tại Trung tâm Gây mê Hồi sức Bệnh viện Bạch Mai số lượng người bệnh phẫu thuật tương đối lớn đòi hỏi khả năng chăm sóc của điều dưỡng phải đáp ứng, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu nào đánh giá về kiến thức và thực hành về chăm sóc tại bệnh viện. Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi qua da và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên toàn bộ điều dưỡng của Trung tâm gây mê Hồi sức thực hiện trực tiếp chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận  qua da từ tháng 01- 03/2024. Kết quả: 117 điều dưỡng của Trung tâm tham gia vào nghiên cứu. Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức và thực hành về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da đạt là 87.2%. Nhóm tuổi (OR=1.68; 1.34 - 4.33), Trình độ chuyên môn (OR=3.81; 1.50 – 9.69). Thâm niên công tác của điều dưỡng viên (OR = 3,70; 1,89 - 7,25) có mối liên quan đến chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da, các mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với p<0.005. Kết luận: Tỷ lệ kiến thức và thực hành đạt về chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da của điều dưỡng vien là khá cao. Nhóm tuổi, trình độ chuyên và thâm niên công tác là những yếu tố liên quan với p<0.05. Cần có kế hoạch đào tạo để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn toàn bộ và đồng đều cho điều dưỡng viên của Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2011). Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, 1-17.
2. Nguyễn Đình Bắc (2018), Đánh giá kết quả phẫu thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ ở bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi thận cùng bên. Luận văn thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội
3. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng, Nguyễn Đình Nguyên Đức (2014), “Tán sỏi qua da trong sỏi thận tái phát”, Y học TP. Hồ Chí Minh, phụ bản số 4, 111-118
4. Nguyễn Thị Bích Nga (2015). Thực trạng một số hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng lâm sàng bệnh viện Phổi Trung ương, năm 2015, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại Học y tế Công Cộng, Hà Nội
5. Chu Thị Hải Yến (2013). Thực trạng công tác chăm sóc toàn diện người bệnh của điều dưỡng viên khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nông nghiệp năm 2013, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường đại học y tế công cộng
6. Nguyễn Thùy Châu (2014). Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng qua đánh giá của người bệnh nội trú và các yếu tố liên quan tại bệnh viên đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2014, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Trường Đại học y tế Công Cộng, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Thị Cẩm Tú (2022). Đánh giá hiệu quả áp dụng quy trình phối hợp giữa điều dưỡng và bác sĩ trong chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa Vinh. Tạp chí Y học Việt Nam, 518(02), 206-212.