ĐẶC ĐIỂM TẾ BÀO HỌC, HÓA MÔ MIỄN DỊCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN GIST RUỘT NON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tế bào học, hóa mô miễn dịch và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân GIST ruột non tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa hồi cứu và tiến cứu; thực hiện trên 33 bệnh nhân được được chẩn đoán u mô đệm đường tiêu hóa ở ruột non, được điều trị phẫu thuật nội tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 01/2016 đến tháng 5/2024. Kết quả: có 100% số khối u có dạng tế bào học là tế bào hình thoi. Chỉ số nhân chia thấp ≤ 5/50 vi trường chiếm chủ yếu với 60,6%. Kết quả về hóa mô miễn dịch cho thấy, dấu ấn CD117 chiếm tỉ lệ cao nhất với 97,0%. Dấu ấn DOG1 chiếm 93,9%; Ki67 chiếm 75,8%. Kết quả GIST nguy cơ thấp chiếm chủ yếu với 54,5%. Có mối liên quan giữa chỉ số nhân chia và kết quả hóa mô miễn dịch. Kết luận: GIST ruột non thường gặp tế bào học có dạng tế bào hình thoi, chủ yếu dương tính với các dấu ấn CD117, DOG1, Ki67.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tế bào học, hóa mô miễn dịch, u mô đệm đường tiêu hóa ruột non.
Tài liệu tham khảo
2. Miettinen M., Lasota J. (2006), Gastrointestinal stromal tumors: pathology and prognosis at different sites. In Seminars in diagnostic pathology. Vol. 23. WB Saunders: 70-83.
3. Nguyễn Văn Mão (2011). Đặc điểm mô bệnh học và hóa mô miễn dịch u mô đệm dạ dày ruột ngoài ống tiêu hóa. Tạp chí Y dược học - Trường đại học Y dược Huế, 2: 65-71.
4. National Comprehensive Cancer Network (NCCN) (2024), Gastrointestinal stromal tumor. NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology.
5. Đỗ Hùng Kiên (2017), Nghiên cứu kết quả điều trị u mô đệm đường tiêu hóa (GISTS) giai đoạn muộn bằng imatinib tại bệnh viện K, Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. Sözütek D., Yanık S., Akkoca A. N., et al. (2014). Diagnostic and prognostic roles of DOG1 and Ki-67, in GIST patients with localized or advanced/metastatic disease. International journal of clinical and experimental medicine, 7(7): 1914-22.
7. Kim K. M., Kang D. W., Moon W. S., et al. (2005). Gastrointestinal stromal tumors in Koreans: it's incidence and the clinical, pathologic and immunohistochemical findings. Journal of Korean medical science, 20(6): 977.
8. Iannicelli E., Carbonetti F., Federici G. F., et al. (2017). Evaluation of the relationships between computed tomography features, pathological findings, and prognostic risk assessment in gastrointestinal stromal tumors. Journal of Computer Assisted Tomography, 41(2): 271-278.