ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG Ở LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI

Thu Hà Nguyễn 1,, Đức Sơn Nguyễn 1
1 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá mức độ điều kiện lao động ở lái xe khách đường dài. Phương pháp nghiên cứu: 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được đo một số các yếu tố môi trường lao động, yếu tố tâm sinh lý lao động và đánh giá theo công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kết quả: Điểm tổng hợp các yếu tố điều kiện lao động ở lái xe khách đường dài được đánh giá là 49,8 điểm; tương ứng với mức IV theo phân loại điều kiện lao động ở công văn số 2753/LĐTBXH-BHLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Số các chỉ tiêu điều kiện lao động có mức xếp điểm ≥4 trong tổng số các yếu tố điều kiện lao động được đánh giá là 5 chỉ tiêu. Kết luận: việc thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động cho lái xe để tăng cường khả năng làm việc và tránh các ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động khi làm việc nhiều năm là rất cần thiết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. QĐ 1629/ LĐTBXH ngày 26/12/1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
2. Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 về “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”
3. AAA Foundation for Traffic Safety, Washington DC (2012), How to avoid Drowsy driving.
4. Transport safety group (2006), A guide to occupational health and safety, transport industry 5th Edition, July 2006.
5. Urbańska K, Żelazko A, Domagalska J, Nowak P (2016). Comparison of exposure to stress and analysis of ways of coping with stress among freight transport and public transport drivers. Med Pr. 2016;67(4):455-66.
6. Useche SA, Ortiz VG, Cendales BE (2017). Stress-related psychosocial factors at work, fatigue, and risky driving behavior in bus rapid transport (BRT) drivers. Accid Anal Prev. 2017 Jul;104:106-114.