KẾT QUẢ TẠO PHÔI Ở CÁC CHU KỲ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM THỰC HIỆN XÉT NGHIỆM PHÂN TÍCH DI TRUYỀN TRƯỚC LÀM TỔ KHÔNG XÂM LẤN

Hồ Giang Nam1,2, Trịnh Thế Sơn2,, Dương Đình Chỉnh1, Lê Hoàng3, Lê Liên Hương3, Nguyễn Thị Hoa3, Nguyễn Hữu Lê1, Ngô Văn Nhật Minh2, Đặng Tiến Trường2
1 Sở Y tế Nghệ An
2 Học viện Quân Y
3 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả tạo phôi ở các chu kì thụ tinh trong ống nghiệm thực hiện xét nghiệm phân tích di truyền trước chuyển phôi không xâm lấn (Nonivasive Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy- NiPGT-A). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang trên 44 cặp vợ chồng có chỉ định xét nghiệm di truyền tiền làm tổ để sàng lọc lệch bội PGT-A (Preimplantation Genetic Testing for Aneuploidy) và NiPGT-A tình nguyện tham gia nghiên cứu từ 2020- 2024 tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh- Hà Nội, được nuôi cấy phôi theo quy trình nuôi cấy đơn giọt. Kết quả: Tuổi trung bình vợ 35 ± 4.68; vô sinh 2 chiếm 86,4%; chỉ định PGT-A, NiPGT-A chủ yếu do tuổi mẹ cao (43,2%) và bất thường NST của vợ hoặc chồng (20,5%); AMH trung bình là 2,99 ± 2,11 (ng/ml), FSH 6,83 ± 2,12 (mIU/ml), LH 5,25 ± 2,27 (mIU/ml), E2 34,73 ± 12,33(mIU/ml), P4: 0,23 ± 0,25(mIU/ml), Prolactin 53,36 ± 108,81; Số nang thứ cấp trung bình là 17,25 ± 11,59; tổng liều FSH dùng trong chu kỳ kích thích buồng trứng có kiểm soát là 2817,32 ± 366,46IU, thời gian dùng FSH trung bình là 9.91 ± 0.77ngày; số phức hợp noãn nang chọc hút được trung bình là 11,73 ± 7,13 phức hợp; noãn MII 8,73 ± 5,76; tỷ lệ thụ tinh là 89 ± 14,5%; tỷ lệ phôi phân cắt ngày 3  là 90± 13%, tỷ lệ tạo phôi nang là 90 ± 14%; tỷ lệ nuôi phôi phân cắt ngày 3 sang giai đoạn phôi nang là 99,2% ± 5%. Kết luận: Kết quả thụ tinh cao đạt 89% ±14,5% và kết quả tạo phôi nang là 90,1±14,5% (tổng số 344 phôi nang); tỷ lệ nuôi phôi phân cắt ngày 3 sang giai đoạn phôi nang là 99,2% ± 5%. Việc điều chỉnh quy trình nuôi phôi đơn giọt đã làm gia tăng tỷ lệ nuôi phôi thành công từ giai đoạn phôi phân cắt ngày 3 sang giai đoạn phôi nang, đảm bảo phục vụ xét nghiệm di truyền tiền làm tổ không xâm lấn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Fang R., Yang W., Zhao X. et al. (2019). Chromosome screening using culture medium of embryos fertilised in vitro: a pilot clinical study. J Transl Med, 17(1), 73.
2. Huang L., Bogale B., Tang Y. et al. (2019). Noninvasive preimplantation genetic testing for aneuploidy in spent medium may be more reliable than trophectoderm biopsy. Proceedings of the National Academy of Sciences, 116(28), 14105–14112.
3. Farra, F. Choucair, and J. Awwad, “Non-invasive pre-implantation genetic testing of human embryos: an emerging concept,” Hum Reprod, vol. 33, no. 12, pp. 2162–2167, Dec. 2018, doi: 10.1093/humrep/dey314.
4. Hanson B.M., Tao X., Hong K.H. và cộng sự. (2021). Noninvasive preimplantation genetic testing for aneuploidy exhibits high rates of deoxyribonucleic acid amplification failure and poor correlation with results obtained using trophectoderm biopsy. Fertility and Sterility, 115(6), 1461–1470.
5. Yeung Q.S.Y., Zhang Y.X., Chung J.P.W., et al. (2019). A prospective study of non-invasive preimplantation genetic testing for aneuploidies (NiPGT-A) using next-generation sequencing (NGS) on spent culture media (SCM). J Assist Reprod Genet, 36(8), 1609–1621.
6. Rubio C., Navarro-Sánchez L., García-Pascual C.M., et al. (2020). Multicenter prospective study of concordance between embryonic cell-free DNA and trophectoderm biopsies from 1301 human blastocysts. Am J Obstet Gynecol.
7. Minasi M.G., Fabozzi G., Casciani V., et al. (2015). Improved blastocyst formation with reduced culture volume: comparison of three different culture conditions on 1128 sibling human zygotes. J Assist Reprod Genet, 32(2), 215–220.
8. Munné S., Wells D. (2017). Detection of mosaicism at blastocyst stage with the use of high-resolution next-generation sequencing. Fertil Steril, 107(5), 1085–1091.
9. Shilenkova Y.V., Pendina A.A., Mekina I.D. et al. (2020). Age and Serum AMH and FSH Levels as Predictors of the Number of Oocytes Retrieved from Chromosomal Translocation Carriers after Controlled Ovarian Hyperstimulation: Applicability and Limitations. Genes (Basel), 12(1), 18.
10. Ebner T., Shebl O., Moser M. et al. (2010). Group culture of human zygotes is superior to individual culture in terms of blastulation, implantation and life birth. Reprod Biomed Online, 21(6), 762–768.