ĐẶC ĐIỂM GIẢM ĐỘ BÃO HÒA OXY TRONG MÁU KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Lê Thành Hiếu1, Võ Phạm Minh Thư1,, Nguyễn Thị Hồng Trân1, Phù Trí Nghĩa1, Trần Xuân Quỳnh1, Nguyễn Ngọc Thành Long2, Trát Quốc Trung2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh hô hấp mạn tính với nhiều cơ chế phức tạp gây rối loạn các thành phần khí máu trong máu cấp và mạn tính. Giảm độ bão hòa oxy trong máu khi ngủ là một tình trạng thường gặp trên bệnh nhân COPD, góp phần thúc đẩy tiến triển của bệnh và nguy cơ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỉ lệ giảm độ bão hòa oxy trong máu, giảm độ bão hòa oxy trong máu gián đoạn và liên tục khi ngủ ở bệnh nhân COPD; 2) Mô tả đặc điểm người bệnh và tình trạng giảm độ bão hòa oxy trong máu khi ngủ ở bệnh nhân COPD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn ngẫu nhiên 65 bệnh nhân COPD đang được quản lý từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2024 tại Đơn vị Hô hấp, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình 73,6 ± 9,24, nam giới chiếm 98,5%, chỉ số BMI trung bình 21,09 ± 3,59 kg/m2, FEV1 trung bình 51,31 ± 20,0%, tỉ lệ các nhóm A:B:E lần lượt 16,9%: 26,9%: 46,2%, tỉ lệ các bệnh đồng mắc như suy tim: tăng huyết áp: đái tháo đường típ 2: OSA lần lượt là 3,1%: 64,6%: 29,2%: 50,8%. Đặc điểm giảm độ bão hòa oxy trong máu khi ngủ được ghi nhận qua các chỉ tiêu bao gồm ODI trung bình 8,17 ± 10,12 sự kiện/giờ, SpO2 trung bình 91,79 ± 2,51%, SpO2 thấp nhất 80,73 ± 6,74%, T90 trung bình 129,74 ± 138,6 phút, T85 trung bình 17,8 ± 38,45 phút. Tỉ lệ giảm oxy trong máu, gián đoạn và liên tục khi ngủ lần lượt là 80%, 29,2%, 50,8% ở bệnh nhân COPD. Kết luận: Giảm độ bão hòa oxy trong máu khi ngủ là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân COPD. Tình trạng giảm độ bão hòa oxy máu liên tục khi ngủ có tần suất cao với các đặc điểm như giá trị SpO2 trung bình và thấp nhất thấp hơn rõ nét, thời gian ngủ của người bệnh với SpO2 dưới 90% và 85% dài hơn so với bệnh nhân giảm độ bão hòa oxy trong máu gián đoạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Hoàng Minh, Lê Khắc Bảo, Tần suất ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ trên bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2021, 2, 120-126.
2. Dương Thị Chúc Linh, Võ Phạm Minh Thư, Đặc điểm hội chứng ngưng thở khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ổn định có tăng áp phổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2023-2024, Tạp chí Y học Việt Nam, 2024, 539(1), 279-283.
3. Lê Xuân Vựng, Ngô Quý Châu, Vũ Văn Giáp, Một số yếu tố nguy cơ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nhập viện tại Trung Tâm Hô Hấp - Bệnh Viện Bạch Mai, Tạp Chí Y học Việt Nam, 2022, 519(2), 275-278.
4. Prabhakar Nanduri R, Oxygen sensing during intermittent hypoxia: cellular and molecular mechanisms, J Appl Physiol (1985), 2001, 90(5), 1986-1994.
5. Amir Sharafkhaneh et al, Sleep disorders and their management in patients with COPD, Ther Adv Respir Dis, 2009, 3(6), 309-318.
6. Wan-Lu Sun et al, Impact of obstructive sleep apnea on pulmonary hypertension in patients with chronic obstructive pulmonary disease, Chin Med J (Engl), 2019, 132(11), 1272-1282.
7. Asuka Yoshizaki et al, Characteristics of the nocturnal desaturation waveform pattern of SpO2 in COPD patients: an observational study, Respir Res, 2021, 22(1), 276.