KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG VÀ HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT ĐA TẦNG LỐI TRƯỚC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ CÓ PHÙ TỦY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng có kèm theo phù tủy cổ ngang mức bằng phương pháp cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt đa tầng lối trước (ACDF) tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang 26 bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng có kèm theo phù tủy cổ ngang mức được phẫu thuật bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt đa tầng lối trước trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: 26 bệnh nhân (15 nam, 11 nữ), tuổi trung bình 60,7 ± 11,19 (35-75 tuổi). Thoát vị đĩa đệm và phù tủy thường gặp vị trí đĩa đệm C4C5, chiếm 76,9%. 10 bệnh nhân được phẫu thuật ACDF 3 tầng. Điểm mJOA tăng từ 10,1 ± 2,68 lên 15,9 ± 2,02 điểm (p < 0,001) sau mổ, tỷ lệ hồi phục hội chứng tủy cổ trung bình (RR) 74,1±19,23 %. RR tại thời điểm khám lại của nhóm bệnh nhân phù tủy 1 tầng cao hơn nhóm phù tủy 2 tầng (p < 0,001). Có mối tương quan trung bình giữa tỷ lệ hồi phục tại thời điểm khám lại và chiều dài đoạn phù tủy trên hình ảnh MRI trước mổ với r = - 0,45, p = 0,018. Kết luận: Chiều dài đoạn phù tủy cổ trên MRI có ý nghĩa tiên lượng hồi phục sau phẫu thuật ACDF đa tầng ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đa tầng có kèm theo phù tủy cổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chiều dài đoạn phù tủy, cố định cột sống và hàn xương liên thân đốt đa tầng lối trước.
Tài liệu tham khảo
2. Kim YK, Kang D, Lee I, Kim SY. Differences in the Incidence of Symptomatic Cervical and Lumbar Disc Herniation According to Age, Sex and National Health Insurance Eligibility: A Pilot Study on the Disease's Association with Work. Int J Environ Res Public Health. Sep 25 2018;15(10) doi:10.3390/ijerph15102094
3. Kelsey JL, Githens PB, Walter SD, et al. An epidemiological study of acute prolapsed cervical intervertebral disc. The Journal of bone and joint surgery American volume. Jul 1984;66(6):907-14. doi:10.2106/00004623-198466060-00011
4. Lan NTN. Nghiên cứu thực trạng thoát vị đĩa đệm cột sống tại cộng đồng. Y học Việt Nam. 2011:50-57.
5. McCormack B.M, Weinstein P.R. Cervical spondylosis. An update. The Western journal of medicine. Jul-Aug 1996;165(1-2):43-51.
6. Bakhsheshian J, Mehta V.A, Liu J.C. Current Diagnosis and Management of Cervical Spondylotic Myelopathy. Global spine journal. Sep 2017;7(6): 572-586. doi:10.1177/ 2192568217699208
7. Nouri A, Martin AR, Mikulis D, Fehlings MG. Magnetic resonance imaging assessment of degenerative cervical myelopathy: a review of structural changes and measurement techniques. Neurosurgical focus. Jun 2016;40(6):E5. doi:10.3171/2016.3.FOCUS1667
8. Tetreault L, Kopjar B, Nouri A, et al. The modified Japanese Orthopaedic Association scale: establishing criteria for mild, moderate and severe impairment in patients with degenerative cervical myelopathy. Eur Spine J. Jan 2017;26(1):78-84. doi:10.1007/s00586-016-4660-8
9. Fehlings MG, Wilson JR, Kopjar B, et al. Efficacy and safety of surgical decompression in patients with cervical spondylotic myelopathy: results of the AOSpine North America prospective multi-center study. J Bone Joint Surg Am. Sep 18 2013;95(18):1651-8. doi:10.2106/JBJS.L.00589
10. Hirabayashi K, Satomi K. Operative procedure and results of expansive open-door laminoplasty. Spine. Jul 1988;13(7): 870-6. doi:10.1097/ 00007632-198807000-00032