ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN SỎI MẬT Ở BỆNH NHÂN TÁN SỎI QUA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh và đánh giá giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán sỏi mật trên bệnh nhân tán sỏi qua da tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu trên 60 bệnh nhân có sỏi mật được đánh giá tình trạng sỏi mật bằng siêu âm (SA), cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ (CHT) trước khi được tán sỏi qua da tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2024. Sự hiện diện của sỏi được xác nhận và kiểm chứng bằng việc nội soi tán sỏi bằng laser và lấy sỏi bằng rọ cơ học qua đường hầm xuyên qua nhu mô gan. Các đặc điểm về số lượng sỏi, kích thước sỏi, loại sỏi, đặc điểm bờ, cấu trúc, tín hiệu, vị trí sỏi sẽ được mô tả trên hình ảnh cộng hưởng từ. Giá trị của CHT trong chẩn đoán sỏi mật sẽ được đánh giá so sánh và kiểm chứng bằng phương pháp nội soi đường mật lấy sỏi qua đường hầm xuyên nhu mô gan. Kết quả: Các đặc điểm hình ảnh sỏi mật phổ biến trên phim cộng từ bao gồm: 68,3% có trên 3 viên sỏi, 71,7% là sỏi sắc tố, 68,3% sỏi có cấu trúc không đồng nhất, tín hiệu sỏi trên T1W tăng nhiều chiếm 76,7%, 61,7% giảm tín hiệu sỏi trên T2W, 98,3% có giãn đường mật trong gan, 71,7% có giãn đường mật chính ngoài gan và giãn ống mật chủ. Tỷ lệ phát hiện sỏi trên siêu âm, cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ lần lượt là 78,3%, 95,3% và 100%. Vị trí phát hiện sỏi trên CHT trùng khớp với các vị trí thực tế được kiểm chứng trong quá trình can thiệp tán sỏi bằng laser và lấy sỏi qua da bằng rọ cơ học. Kết luận: CHT là phương pháp chẩn đoán không xâm hại, có khả năng phát hiện sỏi mật tốt hơn siêu âm và cắt lớp vi tính. Khả năng phát hiện và đánh giá tốt về số lượng, kích thước, vị trí của sỏi mật trong gan và ngoài gan. Ngoài ra còn có giá trị trong việc đánh giá đường mật và nhu mô gan lân cận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sỏi đường mật, cộng hưởng từ mật tụy(MRCP), tán sỏi đường mật qua da.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Việt Thành. So sánh giá trị của các phương pháp chẩn đoán không xâm hại trong bệnh sỏi đường mật chính. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2009.
3. Nguyễn Đình Hối. Sỏi đường mật. Nhà xuất bản Y học; 2012.
4. Tsai HM, Lin XZ, Chen CY, Lin PW, Lin JC. MRI of gallstones with different compositions. AJR Am J Roentgenol. 2004;182(6):1513-1519. doi:10.2214/ajr.182.6.1821513
5. Phạm Hồng Liên, Phạm Minh Thông. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán sỏi ống mật chủ. 2012;(6):86-92. doi:10.55046/vjrnm.6.236.2012
6. Saito H, Iwagoi Y, Noda K, et al. Dual-layer spectral detector computed tomography versus magnetic resonance cholangiopancreatography for biliary stones. Eur J Gastroenterol Hepatol. 2021; 33(1): 32-39. doi:10.1097/ MEG. 0000000000001832
7. You MW, Jung YY, Shin JY. Role of Magnetic Resonance Cholangiopancreatography in Evaluation of Choledocholithiasis in Patients with Suspected Cholecystitis. J Korean Soc Radiol. 2018;78(3):147. doi:10.3348/jksr.2018.78.3.147