TÌNH TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA KLEBSILLA PNEUMONIAE GÂY NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở CÁC BỆNH NHÂN MỚI NHẬP VIỆN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Nguyễn Đức Phúc1,, Nguyễn Hữu Việt Anh1
1 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumoniae gây nhiễm khuẩn huyết ở các bệnh nhân mới nhập viện điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 246 bệnh nhân nhiễm khuẩn mới vào điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An có kết quả nuôi cấy máu dương  tính tại thời điểm nhập viện từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2023. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella pneumoniae chiếm 17,1%. Theo nguồn nhiễm khuẩn: Hô hấp 19,4%; tiêu hoá 22,5%; tiết niệu 6,1%; mô mềm 8.3%; đường mật 20%; máu 25%. Kháng kháng sinh của vi khuẩn Klebsiella pneumonia: kháng meropenem 19%; Piperacillin 21,4%; Cotrimoxazol 40%; doxycycline 39%; levofloxacin 25%; ciprofloxacin 28,6%; Cefepime 30%. Tỉ lệ MDR của Klebsiella pneumoniae là 40,2% và tỉ lệ sinh ESBL (+) của Klebsiella pneumoniae là 19%. Kết luận: Tình trạng đề kháng kháng sinh của những bệnh nhân đã có nhiễm khuẩn huyết do Klebsiella pneumoniae lúc mới nhập viện điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An đang có xu hướng gia tăng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Fleischmann C., Scherag A., Adhikari NK, et al. Assessment of global incidenCe and mortality of hospital-treated sepsis. Current estimates and limitations. Am J Respir Crit Care Med 2016;193:259–72.
2. Phạm Thị Hoài An và cộng sự: (2014) Khảo sát sự kháng khángsinh của Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập được tại viện Pasteur, tp Hồ Chí Minh
3. Kristina E (2020). Global, regional, and national sepsis incidenCe and mortality, 1990 – 2017: analysis for the global burden of disease study. LanCet. Jan 18; 395 (10219): 200-211.
4. Bộ Y Tế. Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009. Dự án Hợp tác toàn cầu về kháng kháng sinh GARP. 2009.
5. Nga T..T.T., Tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết và khuynh hướng đề kháng sinh 5 năm từ 2008 – 2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 2014. 18(2): p. 6.
6. Trần Thanh Minh và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 2019. 23(3): p. 7.
7. Nguyễn Thị Thuỷ., Vương Xuân Toàn., Đặng Quốc Tuấn (2022). Tình hình nhiễm khuẩn của bệnh nhân mới vào khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai nằm 2021-2022. Tạp chí y học Việt Nam tập 523. Tháng 2. Số 2 năm 2023.
8. Ivan S., Dian C (2013). Antibiotic resistanCe in sepsis patient: evaluation and recommendation of antibiotic use. Article in North American journal of medical scienCes. June 2013.
9. Danielle J.I (2018). "Dynamics of antimicrobial resistanCe in intestinal Escherichia coli from children in community settings in South Asia and subSaharan Africa", Nature microbiology. 3(9), tr. 1063-1073.