TỈ SỐ ASPARTATE AMINOTRANSFERASE (AST)/ ALANINE AMINOTRANSFERASE (ALT) VÀ MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI DƯỚI 60 TUỔI CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Các enzym AST (aspartate aminotransferase) và ALT (alanine aminotransferase) thường tăng cao trong các trường hợp bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và có liên quan đến hội chứng chuyển hóa (MetS). Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng về sự thay đổi tỉ số AST/ALT giữa các bệnh mạn tính khác nhau ở những người dưới 60 tuổi có MetS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những người từ 18 đến dưới 60 tuổi, được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2001 và đến khám hoặc điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh trong thời gian từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2024, sẽ được chọn vào nghiên cứu. Dữ liệu về nồng độ AST, ALT và các bệnh mạn tính sẽ được thu thập từ nhóm đối tượng này. Kết quả: Dân số nghiên cứu là 120 người có tuổi trung bình là 50,9±6,7 tuổi và nam giới chiếm đa số. Các tình trạng/ bệnh mạn tính phổ biến gồm rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, gút, đái tháo đường và gan nhiễm mỡ, có sự phân bố tỉ lệ lần lượt là 67,5%, 62,5%, 43,3%, 40% và 33,9%. Có sự khác biệt về tỉ số AST/ALT (cao nhất ở phân vị thứ 3) ở các trường hợp có gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu và bệnh gút (p<0,05). Tỉ số AST/ALT có tương quan nghịch với BMI hoặc triglycerid (r = -0,24 với p<0,001), và tương quan thuận với creatinin huyết thanh (r=0,44 với p=0,007). Kết luận: Tỉ số AST/ALT có liên quan với một số bệnh mạn tính ở người dưới 60 tuổi có hội chứng chuyển hóa
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tỉ số AST/ALT, bệnh mạn tính, dưới 60 tuổi, hội chứng chuyển hóa
Tài liệu tham khảo
2. Oye-Somefun A, Kuk JL, Ardern CI. Associations between elevated kidney and liver biomarker ratios, metabolic syndrome and all-cause and coronary heart disease (CHD) mortality: analysis of the US national health and nutrition examination survey (NHANES). BMC Cardiovasc Disord, 2021, 21(1):352. doi: 10.1186/s12872-021-02160-w.
3. Bhatia LS, Curzen NP, Calder PC, Byrne CD. Non-alcoholic fatty liver disease: a new and important cardiovascular risk factor?, European Heart Journal, 2012, 33 (10): 1190–1200.
4. Kwon SS, Lee SG. A high alanine aminotransferase/aspartate aminotransferase ratio determines insulin resistance and metabolically healthy/unhealthy obesity in a general adult population in Korea: The Korean national health and nutritional examination survey 2007-2010. Exp Clin Endocrinol Diabetes, 2019, 127(10): 677–84.
5. Zou Y, Zhong L, Hu C, Sheng G. Association between the alanine aminotransferase/aspartate aminotransferase ratio and new-onset non-alcoholic fatty liver disease in a nonobese Chinese population: a population-based longitudinal study. Lipids Health Dis (2020) 19(1):245. doi: 10.1186/s12944-020-01419-z.
6. Han AL. Association of Cardiovascular Risk Factors and Metabolic Syndrome with non-alcoholic and alcoholic fatty liver disease: a retrospective analysis. BMC Endocr Disord. 2021;21(1):91. doi:10.1186/s12902-021-00758-x
7. Wang K, Lin W, Kuang Z, et al. Longitudinal change of body mass index is associated with alanine aminotransferase elevation after complete viral suppression in chronic hepatitis B patients. J Infect Dis, 2019, 220(9): 1469–76.
8. Wang X, Li H, Ji L, Cang J, Zhao H. Association between aspartate aminotransferase to alanine aminotransferase ratio and the risk of diabetes in Chinese prediabetic population: A retrospective cohort study. Front Public Health. 2023;10:1045141. doi:10.3389/fpubh.2022.1045141.
9. Homsanit M, Sanguankeo A, Upala S, Udol K. Abnormal liver enzymes in Thai patients with metabolic syndromes. J Med Assoc Thai, 2012, 95(3): 444–51.
10. Yan LB, Liao J, Han N, et al. Association between Hepatitis B Virus Infection and Metabolic Syndrome in Southwest China: A Cross-sectional Study. Sci Rep. 2020; 10(1): doi:10.1038/s41598-020-62609-4.