CĂN NGUYÊN GÂY NHIỄM TRÙNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Mai Trọng Hưng1, Trần Lương Nhân1,2, Nguyễn Thị Quỳnh Nga2,, Trần Tuấn Anh1, Trần Tuấn Anh1, Hoàng Thị Luyến1, Nguyễn Thu Hương1
1 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định căn nguyên gây nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 106 trẻ sơ sinh non tháng được chẩn đoán nhiễm trùng huyết sơ sinh và có kết quả cấy máu dương tính tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2024. Kết quả: Căn nguyên chính gây nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh non tháng là vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ 78.9%, vi khuẩn Gram dương chiếm tỷ lệ 15.6%, vi nấm chiếm tỷ lệ 5.5%. Ở nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm, vi khuẩn Gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất, hay gặp nhất là E. coli (44%). Ở nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn, vi khuẩn Gram âm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, hay gặp nhất là K. pneumoniae (36.9%) và E. coli (32.1%). Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm gồm có mẹ bị sốt trong chuyển dạ, mẹ bị viêm phụ khoa, thời gian vỡ ối trên 18 giờ, nước ối bẩn. Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn gồm có tuổi thai dưới 32 tuần, cân nặng lúc sinh dưới 1500g, có can thiệp đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm. Kết luận: Căn nguyên chính gây nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh non tháng là vi khuẩn Gram âm, hay gặp nhất là E. coli và K. pneumoniae. Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm gồm mẹ bị sốt trong chuyển dạ, mẹ bị viêm phụ khoa, thời gian vỡ ối trên 18 giờ, nước ối bẩn. Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng huyết sơ sinh muộn gồm có tuổi thai dưới 32 tuần, cân nặng lúc sinh dưới 1500g, có can thiệp đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Đức Dũng, Nguyễn Thị Vân, Lê Minh Trác và cộng sự. (2020). Tình trạng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp Chí Nghiên Cứu Học, (131(07)), 93–98.
2. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Vân, và Nguyễn Thu Vân (2020). Nhiễm khuẩn sơ sinh, Bài giảng Nhi khoa tập 1. Nhà xuất bản Y học, 119–129.
3. Fleischmann-Struzek C., Goldfarb D.M., Schlattmann P. và cộng sự. (2018). The global burden of paediatric and neonatal sepsis: a systematic review. Lancet Respir Med, 6(3), 223–230.
4. Kruse A.Y., Thieu Chuong D.H., Phuong C.N. và cộng sự. (2013). Neonatal bloodstream infections in a pediatric hospital in Vietnam: a cohort study. J Trop Pediatr, 59(6), 483–488.
5. European Medicine Agency Report on the Expert Meeting on Neonatal and Paediatric Sepsis, 8 June 2010.
6. Panigrahi P., Chandel D.S., Hansen N.I. và cộng sự. (2017). Neonatal sepsis in rural India: timing, microbiology, and antibiotic resistance in a population-based prospective study in the community setting. J Perinatol Off J Calif Perinat Assoc, 37(8), 911–921.
7. Patel D., Nimbalkar A., Sethi A. và cộng sự. (2014). Blood culture isolates in neonatal sepsis and their sensitivity in Anand District of India. Indian J Pediatr, 81(8), 785–790.
8. Santhanam S., Arun S., Rebekah G. và cộng sự. (2018). Perinatal Risk Factors for Neonatal Early-onset Group B Streptococcal Sepsis after Initiation of Risk-based Maternal Intrapartum Antibiotic Prophylaxis—A Case Control Study. J Trop Pediatr, 64(4), 312–316.