ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ BẠCH MẠCH Ở BỆNH NHÂN TIỂU DƯỠNG CHẤP

Nguyễn Tiến Mạnh1, Nguyễn Ngọc Cương1,2,, Lê Tuấn Linh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiểu dưỡng chấp biểu hiện bằng nước tiểu có dịch dưỡng chấp màu trắng sữa. Đây là bệnh lý hiếm gặp gây nên bởi sự thông thương các nhánh bạch huyết thắt lưng vào đường bài xuất. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh chụp cộng hưởng từ (CHT) hệ thống mạch bạch huyết có tiêm thuốc đối quang từ qua hạch bẹn để làm rõ nguyên nhân và xác định vị trí tổn thương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành trên 41 bệnh nhân được chẩn đoán tiểu dưỡng chấp qua lâm sàng, nội soi bàng quang và xét nghiệm triglycerid trong nước tiểu. Toàn bộ bệnh nhân được chụp cộng hưởng từ bạch huyết có tiêm thuốc đối quang từ qua hạch bẹn. Kết quả: Tuổi trung bình là 65,9 với tỷ lệ nam:nữ là ~1:2. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho kết quả hiện hình 100% thân bạch huyết thắt lưng, ống ngực, 92,8% bể dưỡng chấp, phát hiện 97,6% số bệnh nhân có các nhánh rò vào bể thận, trong đó đa số bệnh nhân có sự thông thương các nhánh đường bạch huyết vào bể thận trái với 56,1%. Về khả năng phát hiện đường rò, CHT so với nội soi bàng quang có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 25%, giá trị dự đoán dương tính 92,5%, giá trị dự đoán âm tính 100%. Về khả năng phát hiện đường rò, CHT so với chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) có độ nhạy và độ đặc hiệu 100%, giá trị dự đoán dương tính 100%, giá trị dự đoán âm tính 100%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dori Y, Zviman MM, Itkin M. Dynamic contrast-enhanced MR lymphangiography: feasibility study in swine. Radiology. Nov 2014;273(2):410-6. doi:10.1148/radiol.14132616
2. Wang L, Chi J, Li S, Hua X, Tang H, Lu Q. Magnetic resonance lymphangiography in recurrent chylous ascites and chyluria. Kidney Int. Jun 2017;91(6): 1522. doi:10.1016/j.kint. 2016.12.026
3. Singh I, Dargan P, Sharma N. Chyluria - a clinical and diagnostic stepladder algorithm with review of literature. Indian Journal of Urology. 2004;20(2):79-85.
4. Stainer V, Jones P, Juliebø S, Beck R, Hawary A. Chyluria: what does the clinician need to know? Ther Adv Urol. Jan-Dec 2020;12:1 756287220940899. doi:10.1177/ 1756287220940899
5. Sabbah A, Koumako C, El Mouhadi S, et al. Chyluria: non-enhanced MR lymphography. Insights into Imaging. 2023/07/05 2023; 14(1):119. doi:10.1186/s13244-023-01461-2
6. Hoa T, Cuong N, Hoan N, et al. Central Lymphatic Imaging in Adults with Spontaneous Chyluria. International Journal of General Medicine. 05/29 2024;17: 2489-2495. doi:10. 2147/IJGM.S459768
7. Pimpalwar S, Chinnadurai P, Chau A, et al. Dynamic contrast enhanced magnetic resonance lymphangiography: Categorization of imaging findings and correlation with patient management. Eur J Radiol. Apr 2018;101:129-135. doi:10.1016/j.ejrad.2018.02.021
8. Lovrec Krstić T, Šoštarič K, Caf P, Žerdin M. The Case of a 15-Year-Old With Non-Parasitic Chyluria. Cureus. Aug 2021;13(8):e17388. doi:10.7759/cureus.17388
9. Munn LL, Padera TP. Imaging the lymphatic system. Microvasc Res. Nov 2014;96:55-63. doi:10.1016/j.mvr.2014.06.006
10. Ramirez-Suarez KI, Tierradentro-Garcia LO, Smith CL, et al. Dynamic contrast-enhanced magnetic resonance lymphangiography. Pediatr Radiol. Feb 2022;52(2): 285-294. doi:10.1007/ s00247-021-05051-6