NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ NON-HDL-CHOLESTEROL VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Nguyễn Thị Thùy Trang1, Lê Thị Lan Anh1, Dương Lê Đăng Khoa1, Lạc Minh Thư1, Trương Thị Huỳnh Trân1, Trần Đỗ Hùng1, Lê Công Trứ1, Trần Thị Thu Thảo1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chỉ số non-HDL-C có giá trị chẩn đoán cao và mang tính toàn vẹn hơn so với chỉ số LDL-C trong việc chẩn đoán rối loạn lipid và khả năng dự đoán biến chứng tim mạch. Ngoài biến chứng tim mạch, rối loạn lipid còn có mối liên hệ chặt chẽ với các bệnh lý khác như đái tháo đường (ĐTĐ), một trong những bệnh lý mãn tính nghiêm trọng trên toàn cầu. Mục tiêu nghiên cứu: (1) Khảo sát nồng độ non-HDL-C ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ; (2) Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chỉ số non-HDL-C huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 236 bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Kết quả: Nồng độ và tỷ lệ có rối loạn các thông số lipid máu: TC, TG, LDL-C, HDL-C, non-HDL-C lần lượt là 5,25 ± 1,53 (48,3%); 2,81 ± 2,29 (68,6%); 2,94 ± 1,28 (38,1%); 1,19 ± 0,42 (39%); 4,06 ± 1,46 (44,5%). Đối tượng thuộc nhóm bệnh nhân thừa cân-béo phì, nhóm bệnh nhân không có hút thuốc lá và tăng LDL-C thì tỷ lệ tăng non-HDL-C cao hơn so với nhóm bệnh nhân không thừa cân-béo phì, nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá, mức LDL-C tối ưu với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05. Kết luận: Nồng độ non-HDL-C ở đối tượng có đái tháo đường type 2 là 4,06 ± 1,46 (44,5%). Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng nồng độ non-HDL-C là thể trạng thừa cân - béo phì, nồng độ LDL-C tăng và yếu tố hút thuốc lá. Tuy nghiên, nhận thấy có sự tương quan nghịch giữa người không hút thuốc lá và sự gia tăng non-HDL-C.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2022), Báo động thực trạng thừa cholesterol: Hệ lụy và giải pháp, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2022), Hội thảo trực tuyến công bố "Báo cáo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019", Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2021), “Nồng độ non-HDL- Cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Trường Đại học Y DượcThái Nguyên”, Tạp chí Y học dự phòng Việt Nam, Tập 31 (9).
4. Vũ Thị Thanh Huyền, Hà Trần Hưng, Khúc Thị Hương (2015), “Nghiên cứu đặc điểm các chỉ số lipid máu và non-HDL-Cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường cao tuổi có yếu tố nguy cơ tim mạch”, Tạp chí Y Dược học Quân sự (4).
5. Hoàng Văn Sỹ, Lê Trung Hiếu, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Minh Kha (2021), “Đặc điểm của nồng độ non-HDL-C ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 25 (2).
6. Agarwal et al, “Association between glycemic control and serum lipid profile in known diabetic patients of civil hospital, Ahmedabad,” International Journal of Medical Science and Public Health, vol. 5, no. 2, pp. 356-360, 2016.Jamal S. Rana, S. Matthijs Boekholdt, John JP Kastelein, Prediman K. Shah (2011), “The Role of Non-HDL Cholesterol in Risk Stratification for Coronary Artery Disease”, National Institutes of Health, tập 14, 130-134.
7. Stuart S. Carr, Amanda J. Hooper, David R. Sullivan, John R. Burnett (2019), “Non-HDL-cholesterol and apolipoprotein B compared with LDL-cholesterol in atherosclerotic cardiovascular disease risk assessment”, National Institutes of Health, tập 51 (2), 148-154.