KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH RÁM MÁ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024

Qúach Thị Bảy1, Huỳnh Văn Bá2, Huỳnh Thị Xuân Tâm3,
1 Bệnh viện Chuyên khoa Tâm thần và Da liễu Hậu Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Điều trị rám má thường sử dụng các liệu pháp kết hợp gồm laser, mỹ phẩm làm giảm sắc tố da và thuốc uống. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả điều trị bệnh rám má tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân rám má điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ từ tháng 07 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024. Kết quả: 76,5% hài lòng về kết quả khám bệnh; 69,4% hài lòng về thời gian điều trị. Điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum an toàn. Điểm MASI giảm từ 7,5±4,7 trước điều trị về 4,9±3,5 sau điều trị (p <0,001). Tỷ lệ cải thiện rám má là 69,4%. Kết luận: Điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum có hiệu quả và nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Minh Hoài (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019-2020 Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Văn Thường (2017), “Bệnh rám má”, Bệnh học da liễu, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.143-147.
3. Cao Thị Thúy Vân (2023), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị tàn nhang bằng laser Q-Swichsed Nd:YAG kết hợp bôi Tri-white Serum tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021-2022”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 56/2023, tr. 121-129.
4. Ali K.I., Ghias A., Saeed W., Chaudhry Z.S., et al. (2023), “Therapeutic efficacy and safety of Fractional Carbon dioxide Laser versus Q-Switched Nd:YAG 1064nm Laser in the treatment of Melasma: A comparative interventional study Introduction”, Journal of Pakistan Association of Dermatologists, 33(1), pp. 149-156.
5. Babbush K.M., Babbush R.A., Khachemoune A. (2020), “The Therapeutic Use of Antioxidants for Melasma”, Journal of Drugs in Dermatology, 19(8), pp. 788-792.
6. Beyzaee A.M., Patil A., Goldust M., et al. (2021), “Comparative Efficacy of Fractional CO2 Laser and Q-Switched Nd:YAG Laser in Combination Therapy with Tranexamic Acid in Refractory Melasma: Results of a Prospective Clinical Trial”, Cosmetics, 8, pp. 37-43.
7. Chandorkar N., Tambe S., Amin P. (2021), “Alpha Arbutin as a Skin Lightening Agent: A Review”, International Journal of Pharmaceutical Research, 13(2), pp. 3502-10.
8. Hay R.A., Sayed K.S., Mohammed F.N. (2020), “Dermoscopy as a useful tool for evaluating melasma and assessing the response to 1064-nm Q-switched Nd:YAG laser”, Dermatologic Therapy, Published online.
9. Lee Y.S., Lee Y.J., Lee J.M., et al., (2022), “The Low-Fluence Q-Switched Nd:YAG Laser Treatment for Melasma: A Systematic Review”, Medicina, 58, pp. 936-969.
10. Micek I., Pawlaczyk M., Kroma A., et al., (2021), “Treatment of melasma with a low‐fluence 1064 nm Q‐switched Nd:YAG laser: Laser toning in Caucasian women”, Lasers Surg Med, pp. 1-8.