KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH RÁM MÁ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị rám má thường sử dụng các liệu pháp kết hợp gồm laser, mỹ phẩm làm giảm sắc tố da và thuốc uống. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả điều trị bệnh rám má tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 85 bệnh nhân rám má điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ từ tháng 07 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024. Kết quả: 76,5% hài lòng về kết quả khám bệnh; 69,4% hài lòng về thời gian điều trị. Điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum an toàn. Điểm MASI giảm từ 7,5±4,7 trước điều trị về 4,9±3,5 sau điều trị (p <0,001). Tỷ lệ cải thiện rám má là 69,4%. Kết luận: Điều trị rám má bằng laser Q-Switched Nd: YAG kết hợp bôi Tri-white Serum có hiệu quả và nhận được sự tin tưởng từ bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rám má, laser Q-switched nd:YAG, FOB Tri-White serum.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Thường (2017), “Bệnh rám má”, Bệnh học da liễu, nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.143-147.
3. Cao Thị Thúy Vân (2023), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả điều trị tàn nhang bằng laser Q-Swichsed Nd:YAG kết hợp bôi Tri-white Serum tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2021-2022”, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, Số 56/2023, tr. 121-129.
4. Ali K.I., Ghias A., Saeed W., Chaudhry Z.S., et al. (2023), “Therapeutic efficacy and safety of Fractional Carbon dioxide Laser versus Q-Switched Nd:YAG 1064nm Laser in the treatment of Melasma: A comparative interventional study Introduction”, Journal of Pakistan Association of Dermatologists, 33(1), pp. 149-156.
5. Babbush K.M., Babbush R.A., Khachemoune A. (2020), “The Therapeutic Use of Antioxidants for Melasma”, Journal of Drugs in Dermatology, 19(8), pp. 788-792.
6. Beyzaee A.M., Patil A., Goldust M., et al. (2021), “Comparative Efficacy of Fractional CO2 Laser and Q-Switched Nd:YAG Laser in Combination Therapy with Tranexamic Acid in Refractory Melasma: Results of a Prospective Clinical Trial”, Cosmetics, 8, pp. 37-43.
7. Chandorkar N., Tambe S., Amin P. (2021), “Alpha Arbutin as a Skin Lightening Agent: A Review”, International Journal of Pharmaceutical Research, 13(2), pp. 3502-10.
8. Hay R.A., Sayed K.S., Mohammed F.N. (2020), “Dermoscopy as a useful tool for evaluating melasma and assessing the response to 1064-nm Q-switched Nd:YAG laser”, Dermatologic Therapy, Published online.
9. Lee Y.S., Lee Y.J., Lee J.M., et al., (2022), “The Low-Fluence Q-Switched Nd:YAG Laser Treatment for Melasma: A Systematic Review”, Medicina, 58, pp. 936-969.
10. Micek I., Pawlaczyk M., Kroma A., et al., (2021), “Treatment of melasma with a low‐fluence 1064 nm Q‐switched Nd:YAG laser: Laser toning in Caucasian women”, Lasers Surg Med, pp. 1-8.