KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VIỆT NAM MẮC LUPUS TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phan Thành Luân1, Huỳnh Thị Xuân Tâm1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điểm số độ nặng theo thang điểm CLASI, điểm số hoạt động bệnh theo thang điểm SLEDAI-2K trên bệnh nhân Việt Nam mắc Lupus tại bệnh viện Da Liễu TP.HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh nhân Lupus ban đỏ đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 03/2024 đến tháng 09/2024. Các bệnh nhân được thu thập thông tin bệnh sử, thông tin về xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tổng phân tích nước tiểu, độ lọc cầu thận ước tính, bổ thể C3, bổ thể C4, tự kháng thể antids DNA, khám lâm sàng và đánh giá tình trạng Lupus trên các thang điểm CLASI và SLEDAI-2K. Kết quả: Có 34 bệnh nhân Lupus ban đỏ với 25 bệnh nhân nữ và 9 bệnh nhân nam, độ tuổi trung bình nhóm đối tượng nghiên cứu là 49,6 ± 11,2 tuổi. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân Lupus: độ tuổi khởi phát bệnh trung bình 43,0 ± 13,7, lupus hệ thống chiếm  tỉ lệ 50%, sau đó đến bệnh nhân lupus da mạn 32,4%,  lupus da cấp tính (11,8%) và cuối cùng là lupus da bán cấp chiếm 5,9%. Đặc điểm cận lâm sàng: tổng phân tích tế bào máu có 17,6% bệnh nhân giảm hồng cầu, 5,9% bệnh nhân giảm tiểu cầu và 8,8% bệnh nhân giảm bạch cầu; tổng phân tích nước tiểu Có 20,6% bệnh nhân có hồng cầu niệu, 20,6% bệnh nhân bạch cầu niệu và 11,8% bệnh nhân protein niệu; độ lọc cầu thận ước tính có 29,4% bệnh nhân độ lọc cầu thận bình thường (phân độ G1), 47,1% bệnh nhân độ lọc cầu thận giảm nhẹ (phân độ G2) và 23,5% bệnh nhân độ lọc cầu thận giảm trung bình-nhẹ (phân độ G3a); 20,6% bệnh nhân giảm C3, 14,7% bệnh nhân giảm C4 và 44,1% bệnh nhân có tự kháng thể antids DNA dương tính. Thang điểm CLASI trung bình là 8,2 ± 5,9, thang điêm SLEDAI-2K trung bình là 8,26 ± 5,20. Kết luận: Nghiên cứu mô tả được một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng bệnh theo thang điểm CLASI và SLEDAI-2K ở bệnh nhân Lupus ban đỏ, từ đó mở ra hướng nghiên cứu lớn hơn trong tương lai

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

. Aleem, A., Al Arfaj, A. S., Khalil, N., & Alarfaj, H. J. A. R. P. (2014). Haematological abnormalities in systemic lupus erythematosus. 39(3), 236-241.
2. Didier, K., Bolko, L., Giusti, D., Toquet, S., Robbins, A., Antonicelli, F., & Servettaz, A. (2018). Autoantibodies Associated With Connective Tissue Diseases: What Meaning for Clinicians? Front Immunol, 9, 541.
3. Gergianaki, I., Fanouriakis, A., Adamichou, C., Spyrou, G., Mihalopoulos, N., Kazadzis, S., Chatzi, L., Sidiropoulos, P., Boumpas, D. T., & Bertsias, G. (2019). Is systemic lupus erythematosus different in urban versus rural living environment? Data from the Cretan Lupus Epidemiology and Surveillance Registry. 28(1), 104-113.
4. Lê Thị Cao Nguyên*, L. T. V. T. (2019). Nồng độ Vitamin D huyết thanh trên bệnh nhân lupus ban đỏ. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(1), 75.
5. Lee, Y. H., & Song, G. G. (2022). Association between the interferon-γ +874 T/A polymorphism and susceptibility to systemic lupus erythematosus and rheumatoid arthritis: A meta-analysis. Int J Immunogenet, 49(6), 365-371.
6. Liu, S., Li, J., Li, Y., Liu, Y., Wang, K., & Pan, W. (2021). Association Between the Interferon-γ +874 T/A Polymorphism and the Risk and Clinical Manifestations of Systemic Lupus Erythematosus: A Preliminary Study. Pharmgenomics Pers Med, 14, 1475-1482.
7. Seleem, A., Settin, A., El-Kholy, W., Fathy, H., & Mohamed, A. (2013). TNF-α (-308) G>A and IFN-γ (+874) A>T gene Polymorphisms in Egyptian Patients with Systemic Lupus Erythematosus: Focus on Lupus Nephritis. %J Bulletin of Egyptian Society for Physiological Sciences. 33(2), 113-126.
8. To, C. H., Mok, C. C., Tang, S. S., Ying, S. K., Wong, R. W., & Lau, C. S. (2009). Prognostically distinct clinical patterns of systemic lupus erythematosus identified by cluster analysis. Lupus, 18(14), 1267-1275.
9. Vale, E. C. S. d., & Garcia, L. C. (2023). Cutaneous lupus erythematosus: a review of etiopathogenic, clinical, diagnostic and therapeutic aspects. Anais Brasileiros de Dermatologia, 98(3), 355-372.
10. Yahia, S. H., & Agmon-Levin, N. (2021). Chapter 10 - System lupus erythematosus and the environment. In G. C. Tsokos (Ed.), Systemic Lupus Erythematosus (Second Edition) (pp. 77-84). Academic Press.