MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ VITAMIN D HUYẾT THANH, MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH

Hoàng Văn Dũng1,, Nguyễn Chí Thanh2, Lê Thị Diệu Hiền3, Nguyễn Bá Ngọc Sơn1
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng
2 Trung tâm Y tế Huyện Thanh Sơn
3 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Loãng xương là một rối loạn hệ thống xương liên quan đến tình trạng thiếu hụt estrogen, tuổi cao di truyền, và thiếu vitamin D… Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ Vitamin D huyết thanh, mật độ xương và yếu tố nguy cơ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 156 phụ nữ đã mãn kinh đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng từ tháng 12 năm 2023 đến tháng 09 năm 2024. Kết quả: Mối liên quan thiếu hụt vitamin D với một số yếu tố thời gian mãn kinh > 10 năm (OR=3,8); tuổi cao > 60 tuổi (OR=3,1); BMI cao (OR=2,1); số lần sinh con ≥ 3 lần (OR=2,6) (p<,0,05). Mối liên quan tỷ lệ loãng xương với thời gian mãn kinh > 10 năm (OR=3,1), tuổi cao (OR=2,4) (p<0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ sau mãn kinh là cao (85,3%), với tỷ lệ loãng xương cũng đáng kể (44,2%). Các yếu tố nguy cơ bao gồm thời gian mãn kinh trên 10 năm, tuổi từ 60 trở lên, chỉ số BMI cao, số lần sinh con từ 3 lần trở lên. Có mối liên quan đáng kể với nguy cơ thiếu hụt vitamin D và loãng xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tang, G., Feng, L., Pei, Y., et al (2023), Low BMI, blood calcium and vitamin D, kyphosis time, and outdoor activity time are independent risk factors for osteoporosis in postmenopausal women. Front Endocrinol (Lausanne). 14. 1154927.
2. Đỗ Văn Thành (2020), Nghiên cứu nồng độ Vitamin D ở phụ nữ sau mãn kinh và một số yếu tố liên quan. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học y Hà Nội.
3. Chapurlat, R.D., Garnero, P., Sornay-Rendu, E., et al (2000), Longitudinal study of bone loss in pre- and perimenopausal women: evidence for bone loss in perimenopausal women. Osteoporos Int. 11(6). 493-8.
4. Cao Thanh Ngọc (2023), Tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan loãng xương ở phụ nữ cao tuổi tại phòng khám lão khoa - Bệnh viện Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học Việt Nam. 526(165-172)
5. Hoàng Văn Dũng (2017), Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường vitamin D và Canxi tại cộng đồng. Luận án Tiến sĩ, Học viện Quân Y.
6. Tartibian, B., Hajizadeh Maleki, B., Kanaley, J., et al (2011), Long-term aerobic exercise and omega-3 supplementation modulate osteoporosis through inflammatory mechanisms in post-menopausal women: a randomized, repeated measures study. Nutr Metab (Lond). 8. 71.
7. Bikle, D.D (2021), Vitamin D: Production, Metabolism and Mechanisms of Action, Endotext.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK278935/
8. Cauley, J.A., Lacroix, A.Z., Wu, L., et al (2008). Serum 25-hydroxyvitamin D concentrations and risk for hip fractures. Ann Intern Med. 149(4). 242-50.