MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG ĐỘT BIẾN GEN KRAS, NRAS, BRAF VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC UNG THƯ BIỂU MÔ ĐẠI TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN DI CĂN

Trọng Hòa Nguyễn 1, Lê Huy Trịnh 2,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ đột biến gen KRAS, NRAS và BRAF ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn; (2) Đối chiếu tình trạng đột biến gen với một số đặc điểm bệnh học của bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang 76 trường hợp ung thư biểu mô đại trực tràng giai đoạn di căn được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện TWQĐ 108. Giải trình tự chuỗi DNA gen KRAS (exon 2), NRAS (exon 2, 3, 4) và BRAF (exon 15) để xác định tình trạng đột biến và mối liên quan với một số đặc điểm bệnh học. Kết quả: Trong 76 trường hợp khảo sát gen KRAS, NRAS và BRAF chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đột biến gen lần lượt là 44,7%; 3,9% và 9,2%. Đột biến gen KRAS thường gặp ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán > 5ng/ml với p = 0,022. Đột biến gen BRAF thường gặp ở các bệnh nhân có nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán > 20ng/ml với p = 0,007. Các đặc điểm bệnh học khác như nhóm tuổi, giới, thể trạng, vị trí khối u nguyên phát, độ mô học và số lượng tạng di cănliên quan không có ý nghĩa với tình trạng đột biến gen KRAS và BRAF. Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa tình trạng đột biến gen NRAS và các đặc điểm bệnh học. Kết luận: Tỷ lệ đột biến gen KRAS ở bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại trực tràng giai đoạn di căn tại bệnh viện TWQĐ 108 là 44,7%. Đột biến gen KRAS liên quan có ý nghĩa với nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán (> 5ng/ml). Tỷ lệ đột biến gen NRAS là 3,9%. Tỷ lệ đột biến gen BRAF là 9,2%. Đột biến gen BRAF liên quan có ý nghĩa với nồng độ CEA huyết thanh tại thời điểm chẩn đoán (> 20ng/ml).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. Sung, J. Ferlay và R. L. Siegel (2021). Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. 71(3), 209-249.
2. E. Van Cutsem, A. Cervantes, B. Nordlinger và cộng sự (2014). Metastatic colorectal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol, 25 Suppl 3, iii1-9.
3. A. M. Krasinskas (2011). EGFR Signaling in Colorectal Carcinoma. Pathology Research International, 2011, 932932.
4. J. Gong, M. Cho và M. Fakih (2016). RAS and BRAF in metastatic colorectal cancer management. J Gastrointest Oncol, 7(5), 687-704.
5. W. A. Messersmith (2019). NCCN Guidelines Updates: Management of Metastatic Colorectal Cancer. J Natl Compr Canc Netw, 17(5.5), 599-601.
6. F. Selcukbiricik, A. Bilici, D. Tural và cộng sự (2013). Are high initial CEA and CA 19-9 levels associated with the presence of K-ras mutation in patients with metastatic colorectal cancer? Tumour Biol, 34(4), 2233-2239.
7. B. Á. Tuyết và N. V. Hiếu (2017). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tình trạng đột biến gen KRAS trong ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện K, Luận văn Nghiên cứu sinh ung thư, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. V. T. Nhung, N. T. Lợi và H. T. Nhung (2018). Nhận xét tình trạng đột biến gen KRAS, NRAS, BRAF trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành y khoa, Đại học Quốc gia Hà Nội.