ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH CƠ TIM GIÃN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng thường gặp của bệnh cơ tim giãn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 34 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh cơ tim giãn đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Suy tim (100%), khó thở (76,5%), gan to (73,53%), nhịp tim nhanh (61,76%), bóng tim to trên X-quang (100%), rối loạn chức năng tâm thu (94,1%), dày thất trên điện tâm đồ (35,3%). Kết luận: Suy tim, tim to trên X-quang ngực và rối loạn chức năng tâm thu là các dấu hiệu thường gặp trong bệnh cơ tim giãn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Cơ tim giãn, lâm sàng, cận lâm sàng, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Molina K.M, Shrader P, Colan S. D, et al (2013). Predictors of disease progression in pediatric dilated cardiomyopathy. Circ Heart Fail,6(6), 1214-1222.
3. Towbin J.A, Lowe A.M, Colan S.D, et al (2006). Incidence, causes, and outcomes of dilated cardiomyopathy in children. JAMA, 296(15), 1867-1876.
4. Đặng Phương Thuý (2017). Giá trịcủa nồng độ NT-proBNP trong theo dõi bệnh cơ tim giãn ởtrẻem. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Randy Wexler, Terry Elton, Adam Pleister, et al (2009). Cardiomyopathy: An Overview. Am Fam Physician,79(9): 778–784.
6. Susanna B.S, Rizopoulos D, Marchie S.G, et al (2016). Usefulness of Serial N-terminal Pro-B-type Natriuretic Peptide Measurements to Predict Cardiac Death in Acute and Chronic Dilated Cardiomyopathy in Children. Am J Cardiol, 118(11), 1723-1729.
7. Alvarez J.A, Orav E.J, Wilkinson J.D, et al (2011). Competing Risks for Death and Cardiac Transplantation in Children with Dilated Cardiomyopathy: Results from the Pediatric Cardiomyopathy Registry. Circulation, 124(7), 814-823.