MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HÓA CHẤT DẪN ĐẦU PHÁC ĐỒ TCF THEO SAU BỞI HÓA XẠ TRỊ UNG THƯ VÒM MŨI HỌNG GIAI ĐOẠN III-IVA TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Văn Đăng1,2,, Đỗ Huyền Chi1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị phác đồ hóa chất dẫn đầu TCF theo sau bởi hóa xạ trị trên bệnh nhân UTVMH giai đoạn III-IVA tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vòm mũi họng giai đoạn III-IVA được điều trị hóa chất dẫn đầu phác đồ TCF theo sau bởi hóa xạ trị tại Bệnh viện K từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỷ lệ sống thêm bệnh không tiến triển (PFS) và sống thêm toàn bộ (OS) ở thời điểm 3 năm là 77,5% và 87,5%. PFS 3 năm của BN giai đoạn III cao hơn đáng kể so với BN giai đoạn IV (76,3% so với 50%), p = 0,031. Giai đoạn bệnh là yếu tố tiên lượng độc lập. Các yếu tố tuổi, kỹ thuật xạ trị, đáp ứng điều trị ảnh hưởng đến PFS và OS không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Với các bệnh nhân UTVMH giai đoạn III, IVA, hóa chất dẫn đầu TCF theo sau bởi hóa xạ đồng thời là một hướng lựa chọn điều trị với kết quả sống thêm tương đối cao. Giai đoạn bệnh là yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024;74(3):229-263. doi:10.3322/caac.21834
2. Guidelines Detail. NCCN. Accessed August 2, 2024. https://www.nccn.org/guidelines/ guidelines-detail?category=1&id=1437
3. Sun Y, Li WF, Chen NY, et al. Induction chemotherapy plus concurrent chemoradiotherapy versus concurrent chemoradiotherapy alone in locoregionally advanced nasopharyngeal carcinoma: a phase 3, multicentre, randomised controlled trial. Lancet Oncol. 2016;17(11):1509-1520. doi:10.1016/S1470-2045(16)30410-7
4. Zhang Q, Wang Y, Liao JF, et al. Long-Term Survival and Prognostic Factors in Locoregionally Advanced Nasopharyngeal Carcinoma Patients Treated with TPF Induction Chemotherapy followed by Cisplatin-Combined Concurrent Chemoradiotherapy. J Cancer. 2019;10(17):3899-3907. doi:10.7150/jca.31663
5. Al-Sarraf M, LeBlanc M, Giri PG, et al. Chemoradiotherapy versus radiotherapy in patients with advanced nasopharyngeal cancer: phase III randomized Intergroup study 0099. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol. 1998;16(4): 1310-1317. doi:10.1200/JCO.1998. 16.4.1310
6. Pan JJ, Ng WT, Zong JF, et al. Proposal for the 8th edition of the AJCC/UICC staging system for nasopharyngeal cancer in the era of intensity-modulated radiotherapy. Cancer. 2016;122(4):546-558. doi:10.1002/cncr.29795
7. Ng WT, Lee MCH, Hung WM, et al. Clinical outcomes and patterns of failure after intensity-modulated radiotherapy for nasopharyngeal carcinoma. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2011;79(2):420-428. doi:10.1016/j.ijrobp.2009.11.024
8. Shim HJ, Kim HJ, Hwang JE, et al. Long term complications and prognostic factors in locally advanced nasopharyngeal carcinoma treated with docetaxel, cisplatin, 5-fluorouracil induction chemotherapy followed by concurrent chemoradiotherapy: A retrospective cohort study. Medicine (Baltimore). 2020;99(49):e23173. doi:10.1097/MD.0000000000023173