KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM

Thị Nam Phong Nguyễn 1, Khắc Minh Nguyễn 1, Thị Tâm Nguyễn 1, Viết Tín Phạm 1, Thị Nga Ngô 1, Thị Đoan Trinh Nguyễn 1, Thanh Quang Nguyễn 1, Thị Thúy Nga Trần 1, Thị Hồng Tươi Đỗ 2,
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kháng sinh là liệu pháp điều trị chính trong viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ở trẻ em. Hiện nay, vi khuẩn gây VPCĐ thường có tỷ lệ đa kháng thuốc cao; do đó cần cập nhật tình hình sử dụng kháng sinh nhằm quản lý, đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. Mục tiêu: Phân tích tình hình sử dụng các liệu pháp kháng sinh đơn trị và phối hợp, hiệu quả điều trị và các yếu tố liên quan đến hiệu quả điều trị VPCĐ ở trẻ em 2 – 60 tháng tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, hồi cứu 360 bệnh án bệnh nhi từ tháng 09/2018-09/2019. Kết quả: Liệu pháp đơn trị nhóm betalactam chiếm ưu thế (92.6%). Trong các đơn trị, amoxicilin có tần suất sử dụng cao nhất (25,2%). Liệu pháp phối hợp betalactam và macrolid chiếm tỷ lệ cao nhất (53,7%) so với các phối hợp khác. Tỷ lệ bệnh nhân được chỉ định kháng sinh có liều và nhịp đưa thuốc phù hợp với các hướng dẫn lần lượt là 81,4% và 94,4%. Hiệu quả điều trị VPCĐ trong vòng 48-72 giờ đầu thành công đạt 89,2%. Tiền sử bệnh, mức độ viêm phổi, tiền sử dùng kháng sinh và tính hợp lý về liều dùng thuốc là các yếu tố có liên quan với hiệu quả điều trị. Kết luận: Nhìn chung, việc chỉ định các liệu pháp kháng sinh, liều và nhịp dùng thuốc tại các bệnh viện đa phần phù hợp với khuyến cáo. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trong vòng 48-72 giờ đầu để có thể cải thiện kết quả trên bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. WHO. Antimicrobial resistance 2020 [updated 13 October 2020]. Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance.
3. Bradley JS, Byington CL, Shah SS, et al (2011). The Management of Community-Acquired Pneumonia in Infants and Children Older Than 3 Months of Age: Clinical Practice Guidelines by the Pediatric Infectious Diseases Society and the Infectious Diseases Society of America. Clinical Infectious Diseases,53(7),25-76.
4. Quách Ngọc Ngân, Phạm Thị Minh Hồng (2014). Đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng đồng ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh,18(1),294-300.
5. Hội đồng Dược thư quốc gia Việt Nam (2018). Dược thư quốc gia Việt Nam. NXB Y học.
6. The Paediatric Formulary Committee (2019). BNF for children. Pharmaceutical Press, London.
7. Ambroggio L, Taylor JA, Tabb LP, et al (2012). Comparative effectiveness of empiric β-lactam monotherapy and β-lactam-macrolide combination therapy in children hospitalized with community-acquired pneumonia. The Journal of pediatrics,161(6),1097-103.
8. Williams DJ, Edwards KM, Self WH, et al (2017). Effectiveness of β-Lactam Monotherapy vs Macrolide Combination Therapy for Children Hospitalized With Pneumonia. JAMA pediatrics,171(12),1184-91.
9. Hoa NQ, Trung NV, Larsson M, et al (2010). Decreased Streptococcus pneumoniae susceptibility to oral antibiotics among children in rural Vietnam: a community study. BMC infectious diseases,10:85.