ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở NAM NGƯỜI BỆNH PARKINSON TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Thị Thu Thủy1,, Ngô Đăng Thục2, Nguyễn Thế Anh3
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng tình dục là một rối loạn thường gặp nhưng lại thường bị bỏ qua nhiều nhất trong bệnh Parkinson. Rối loạn chức năng tình dục có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới mối quan hệ với bạn đời, giảm khả năng tự chăm sóc cũng như sự giúp đỡ của người thân trong quá trình điều trị Parkinson. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm chức năng tình dục ở nam người bệnh Parkinson tại bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả nghiên cứu loạt ca bệnh, 75 nam người bệnh Parkinson được điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương trong khoảng thời gian từ 08/2023 đến 07/2024. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 67,85±7,86; thời gian mắc bệnh Parkinson trung bình là 6,43±3,88 năm; giai đoạn bệnh Parkinson trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 2,51±1,01 ưu thế giai đoạn 3 (36%) và giai đoạn 2 (32%); 80% người bệnh có rối loạn cương dương; thời gian trung bình bị rối loạn cương dương của người bệnh là 5,92±4,32; 34,7% người bệnh rối loạn chức năng tình dục mức độ nặng. Kết luận: Rối loạn chức năng tình dục là một tình trạng phổ biến ở nam người bệnh Parkinson và tất cả các lĩnh vực của chức năng tình dục đều bị ảnh hưởng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ball N, Teo WP, Chandra S, Chapman J. Parkinson’s Disease and the Environment. Frontiers in Neurology. 2019;10. Accessed May 28, 2023.
2. Kinateder T, Marinho D, Gruber D, Hatzler L, Ebersbach G, Gandor F. Sexual Dysfunctions in Parkinson’s Disease and Their Influence on Partnership—Data of the PRISM Study. Brain Sci. 2022;12(2):159.
3. Roumiguié M, Guillotreau J, Castel-Lacanal E, et al. Évaluation par l’index international de la fonction érectile (IIEF-15) de la fonction sexuelle des hommes atteints d’une maladie de Parkinson idiopathique. Progrès en Urologie. 2011;21(1):67-71.
4. Bronner G, Royter V, Korczyn AD, Giladi N. Sexual dysfunction in Parkinson’s disease. J Sex Marital Ther. 2004;30(2):95-105.
5. Shalash A, Hamid E, Elrassas H, Abushouk AI, Salem HH. Sexual dysfunction in male patients with Parkinson’s disease: related factors and impact on quality of life. Neurol Sci. 2020;41(8):2201-2206.
6. Sakakibara R, Shinotoh H, Uchiyama T, et al. Questionnaire-based assessment of pelvic organ dysfunction in Parkinson’s disease. Auton Neurosci. 2001;92(1-2):76-85.
7. Haktanır D, Yılmaz S. Sexual Dysfunction and Related Factors in Patients With Parkinson’s Disease. J Psychosoc Nurs Ment Health Serv. 2023;61(3):45-55.