RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở NGƯỜI BỆNH NỮ GIAI ĐOẠN TRẦM CẢM ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ỨC CHẾ TÁI HẤP THU CHỌN LỌC SEROTONIN

Phương Linh Nguyễn 1,, Văn Tuấn Nguyễn 2
1 Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn chức năng tình dục là vấn đề phổ biến ở người bệnh nữ trầm cảm điều trị bằng thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI). Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, mặc dù nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống sau này. Mục tiêu: Đánh giá tác dụng không mong muốn chức năng tình dục ở người bệnh nữ giai đoạn trầm cảm điều trị bằng thuốc SSRI tại Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tại 3 thời điểm 58 người bệnh nữ trầm cảm điều trị bằng thuốc SSRI tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia từ tháng 09/2020 đến tháng 07/2021, sử dụng Chỉ số đánh giá chức năng tình dục nữ (FSFI). Kết quả: độ tuổi trung bình của nhóm đối tượng là 39,23 ± 12,69. Đau khi quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao nhất với 89,66% và thấp nhất là bôi trơn âm đạo với 67,24%. Điểm trung bình FSFI giảm từ 20,42±5,95 xuống 13,56±4,34 chứng minh sự suy giảm có ý nghĩa thống kê với p <0,01 tại cả 2 thời điểm sau 2 tuần và sau 4 tuần điều trị. Kết luận: Rối loạn chức năng tình dục ở người bệnh nữ trầm cảm điều trị bằng SSRI phổ biến nhất là đau khi quan hệ tình dục. Sự suy giảm có ý nghĩa thống kê với p<0,01 sau 4 tuần điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hu XH, Hunkeler EM, Fireman B. Incidence and Duration of Side Effects and Those Rated as Bothersome With Selective Serotonin Reuptake Inhibitor Treatment for Depression: Patient Report Versus Physician Estimate. Published online 2004:7.
2. Rosenberg KP, Bleiberg KL, Koscis J, Gross C. A Survey of Sexual Side Effects Among Severely Mentally Ill Patients Taking Psychotropic Medications: Impact on Compliance. Journal of Sex & Marital Therapy. 2003;29(4):289-296.
3. Masiran R, Sidi H, Mohamed Z, et al. Female Sexual Dysfunction in Patients with Major Depressive Disorder (MDD) Treated with Selective Serotonin Reuptake Inhibitor (SSRI) and Its Association with S erotonin 2A—1438 G/A Single Nucleotide Polymorphisms. The Journal of Sexual Medicine. 2014;11(4):1047-1055.
4. Hayes R, Dennerstein L. The Impact of Aging on Sexual Function and Sexual Dysfunction in Women: A Review of Population‐Based Studies. The Journal of Sexual Medicine. 2005;2(3):317-330.
5. Shaeer O, Skakke D, Giraldi A, Shaeer E, Shaeer K. Female Orgasm and Overall Sexual Function and Habits: A Descriptive Study of a Cohort of U.S. Women. The Journal of Sexual Medicine. 2020;17(6):1133-1143.
6. Basson R, Gilks T. Women’s sexual dysfunction associated with psychiatric disorders and their treatment. Womens Health (Lond Engl). 2018;14:174550651876266.
7. Grover S, Kate N, Mishra E, Avasthi A. Prevalence and Type of Sexual Dysfunction in Female Patients Receiving Antidepressant Medications. Journal of Psychosexual Health. 2020;2(2):158-164.
8. Grover S, Shah R, Dutt A, Avasthi A. Prevalence and pattern of sexual dysfunction in married females receiving antidepressants: An exploratory study. J Pharmacol Pharmacother. 2012;3(3):259.