KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG HÀNG NGÀY VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ

Phạm Thị Thúy1, Nguyễn Văn Tuận2,, Nguyễn Thanh Bình3
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả khả năng hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhược cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh ở bệnh nhân được chẩn đoán nhược cơ tuổi từ 18 được điều trị tại Trung tâm Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2023 đến 7/2024. Kết quả: Nghiên cứu thu được 81 bệnh nhân. Tuổi trung bình 46,67 ± 14,54, tỉ lệ nữ: nam xấp xỉ 2:1. Tuổi khởi phát bệnh trung bình 44,67 ± 14,71. Tỉ lệ bệnh nhân có tăng sản tuyến ức hoặc u tuyến ức là 42%. Tại thời điểm nhập viện, có 8,7% bệnh nhân thuộc phân loại MGFA độ IV và V (yếu cơ nặng hoặc phải đặt ống nội khí quản). Khả năng hoạt động hàng ngày với điểm MG-ADL lúc nhập viện trung bình là 11,23 ± 4,597, khi ra viện là 5,79 ± 3,133, cải thiện có ý nghĩa thống kê với p=0,000. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhược cơ theo thang điểm MG-QOL15 đánh giá thời điểm nhập viện trung bình là 27,19 ± 10,523, khi ra viện là 18,02 ± 7,456, cải thiện với p=0,000. Kết luận: Nhược cơ làm giảm khả năng hoạt đồng hàng ngày và giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt ở các bệnh nhân có yếu cơ nặng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Murai H. [The Japanese Clinical Guidelines 2022 for Myasthenia Gravis and Lambert-Eaton Myasthenic Syndrome: An Overview]. Brain Nerve 2024; 76(1): 7-12.
2. La Tài Hên, Lê Văn Minh, Nguyễn Thế Luân (2024). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân nhược cơ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 541 Số 2; 223-227
3. Guastafierro E., Tramacere I., Toppo C. et al. (2020). Employment in Myasthenia Gravis: A Systematic Literature Review and Meta-Analysis. Neuroepidemiology, 54(4), 304–312.
4. Bubuioc A.-M., Kudebayeva A., Turuspekova S. et al. (2021). The epidemiology of myasthenia gravis. J Med Life, 14(1), 7–16.
5. Priola A.M. and Priola S.M. (2014). Imaging of thymus in myasthenia gravis: from thymic hyperplasia to thymic tumor. Clin Radiol, 69(5), e230-245.
6. Vũ Thị Thúy, Nguyễn Lê Trung Hiếu (2024). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh nhược cơ có phẫu thuật tuyến ức. Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 541 Số 2; 34-38
7. Muppidi S., Silvestri N.J., Tan R. et al. (2022). Utilization of MG‐ADL in myasthenia gravis clinical research and care. Muscle Nerve, 65(6), 630–639.
8. Burns T.M., Grouse C. k, Wolfe G.I. et al. (2011). The MG-QOL15 for following the health-related quality of life of patients with myasthenia gravis. Muscle & Nerve, 43(1), 14–18.
9. Diez Porras L., Homedes C., Alberti M.A. et al. (2022). Quality of Life in Myasthenia Gravis and Correlation of MG-QOL15 with Other Functional Scales. J Clin Med, 11(8), 2189.