ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT SỬ DỤNG VẠT MŨI MÁ TRONG TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG KHOANG MIỆNG

Trần Anh Bích1,, Ngô Thúc Luân1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật tái tạo khuyết hổng sau cắt bỏ ung thư xâm lấn vùng khoang miệng luôn luôn là thách thức trong phẫu thuật vùng đầu cổ. Các khuyết hỗng cần được tái tạo về giải phẫu cũng như chức năng, để tối ưu hóa về chức năng khoang miệng như phát âm, nhai, nuốt và thẩm mỹ. Vạt mũi má là vạt da-cân cơ dựa trên cuống mạch mặt, có nhiều ưu điểm về màu sắc, sức sống tốt, linh hoạt và sẹo nơi cho vạt kín đáo. Mục tiêu: đánh giá kỹ thuật sử dụng vạt mũi má trong tạo hình khuyết hổng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2020 đến 10/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: tiến cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Nghiên cứu 32 trường hợp dùng vạt mũi má tái tạo khuyết hổng khoang miệng nhóm I, II. Kết quả: kích thước vạt mũi má: chiều rộng 2,7±0,25cm, chiều dài 5,8±0,3cm, độ dầy 1±0,1cm, cuống mạch: động tĩnh mạch mặt (32/32), chiều dài cuống mạch: 13,5±0,4cm. Các khuyết hỗng khoang miệng (theo LIU): nhóm I (13/32), nhóm II (19/32), không mất liên tục xương hàm dưới. Sau mổ, tất cả vạt đều sống, vùng cho vạt lành tốt. Sau 3 tháng, vùng nhận vạt lành, chức năng khoang miệng bình thường, vùng cho vạt lành tốt. Biến chứng: 7/32 trường hợp (TH) liệt nhánh thần kinh bờ hàm dưới độ III-IV, hồi phục sau 6 – 8 tháng, 5/32 TH liệt mặt độ III và 2/32 TH liệt mặt độ IV. Kết luận: vạt mũi má có cuống mạch dài, khá ổn định, tỉ lệ sống cao, là một lựa chọn tốt để tái tạo khuyết hổng kích thước vừa trong khoang miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hồng Lợi (2023), “Ứng dụng các vạt da cơ có cuống trong tạo hình khuyết hổng sau phẫu thuật triệt để ung thư biểu mô khoang miệng tại Bệnh viện Trung Ương Huế”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, (58), 202-209.
2. Cái Hữu Ngọc Thảo Trang, Nguyễn Hoàng Vũ, Nguyễn Anh Tuấn (2022), “Các dạng phân nhánh động mạch mặt trên người Việt Nam”, Tạp chí Y học Việt Nam 518 tháng 9 số chuyên đề.
3. Amin Rahpeyma, Saeedeh Khajehahmadi (2016), “The place of nasolabial flap in orofacial reconstruction: A review”, Ann Med Surg (Lond), 12, pp. 79–87. DOI:10.1016/j.amsu.2016.11.008
4. Joo, Y. H., (2019). Guidelines for the surgical management of oral cancer: Korean Society of Thyroid-Head and Neck Surgery. Clinical and experimental otorhinolaryngology, 12(2),107-144. DOI: 10.21053/ceo.2018.01816
5. Lazaridou, M. (2016). Nasolabial pedicled compared with island flaps for intraoral reconstruction of oncological defects: complications, recovery of sensitivity, and assessment of quality of life. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 54(7), 746-750. DOI: 10.1016/j.bjoms.2016.04.017
6. Liu, W. W. (2017), “A novel classification system for the evaluation and reconstruction of oral defects following oncological surgery”, Oncology Letters, 14(6), 7049-7054. DOI: 10.3892/ol.2017.7139
7. Stretton, C. (2023). Postoperative considerations in patients following oral cancer resection and surgical reconstruction: a review. Journal of Oral and Maxillofacial Anesthesia, 2. DOI: 10.21037/joma-22-34