MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

Thị Mỹ Hạnh Vũ 1,, Văn Tuấn Nguyễn 1,2, Xuân Hợi Nguyễn 3, Thị Thu Hà Lê 1,2, Thành Long Nguyễn 1,2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện Sức Khỏe Tâm Thần-Bệnh Viện Bạch Mai
3 Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong quá trình thụ tinh qua ống nghiệm, người phụ nữ phải trải qua nhiều áp lực, gánh nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của nhóm đối tượng này. Việc đánh giá các yếu tố liên quan có giá trị dự đoán khả năng trầm cảm ở nhóm đối tượng này từ đó có những can thiệp sớm cho những đối tượng nguy cơ cao. Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân điều trị thụ tinh trong ống nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 189 bệnh nhân vô sinh được điều trị thụ tinh trong ống nghiệm tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia từ tháng 10/2020 đến tháng 03/2021, có sử dụng thang điểm đánh giá PHQ-9 và thăm khám lâm sàng. Kết quả: Có mối liên quan giữa tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố về việc điều trị thất bại IUI, IVF trước đó, chưa có con khi điều trị, tuổi bệnh nhân, thời gian điều trị hỗ trợ sinh sản với kết quả có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Không tìm thấy mối liên quan giữa nguyên nhân vô sinh, các vấn đề sảy thai,phá thai trước đó với trầm cảm. Kết luận: Cần có biện pháp can thiệp sớm và phù hợp cho các đối tượng có nguy cơ trầm cảm cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Casilla-Lennon M.M., Meltzer-Brody S., và Steiner A.Z. (2016). The effect of antidepressants on fertility. Am J Obstet Gynecol, 215(3), 314.e1–5.
2. Ombelet W., Cooke I., Dyer S. và cộng sự. (2008). Infertility and the provision of infertility medical services in developing countries. Human Reproduction Update, 14(6), 605–621.
3. The importance of 3 full cycles of IVF | Blog | News. NICE, , accessed: 13/06/2021.
4. Wu G., Yin T., Yang J. và cộng sự. (2014). Depression and coping strategies of Chinese women undergoing in-vitro fertilization. Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol, 183, 155–158.
5. Kiani Z., Simbar M., Hajian S. và cộng sự. (2021). The prevalence of depression symptoms among infertile women: a systematic review and meta-analysis. Fertility Research and Practice, 7(1), 6.
6. Domar A.D., Broome A., Zuttermeister P.C. và cộng sự. (1992). The prevalence and predictability of depression in infertile women. Fertil Steril, 58(6), 1158–1163.
7. Ogawa M., Takamatsu K., và Horiguchi F. (2011). Evaluation of factors associated with the anxiety and depression of female infertility patients. BioPsychoSocial Medicine, 5(1), 15.
8. Volgsten H., Skoog Svanberg A., Ekselius L. và cộng sự. (2008). Prevalence of psychiatric disorders in infertile women and men undergoing in vitro fertilization treatment. Hum Reprod, 23(9), 2056–2063.
9. Matsubayashi H., Hosaka T., Izumi S. và cộng sự. (2004). Increased depression and anxiety in infertile Japanese women resulting from lack of husband’s support and feelings of stress. Gen Hosp Psychiatry, 26(5), 398–404.