MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NESFATIN-1 HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ LÂM SÀNG TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (MỚI PHÁT HIỆN) CHƯA ĐIỀU TRỊ VÀ ĐÃ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 19-8

Nguyễn Thị Minh1,, Hoàng Trung Vinh2, Cấn Văn Mão2
1 Bệnh viện 19-8,
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định nồng độ Nesfatin -1 trong huyết thanh và mối liên quan giữa nồng độ Nesfatin-1 với một số thông số lâm sàng của nhóm bệnh nhân đái tháo đường týp2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện 60 bệnh nhân ĐTĐT2 được chia thành 2 nhóm là ĐTĐT2 mới phát hiện, chưa điều trị và ĐTĐT2 đã điều trị tại Bệnh viện 19-8. Các phương pháp được thực hiện trong nghiên cứu bao gồm nồng độ Nesfatin-1 của Bio Vendor, một số xét nghiệm lâm sàng gồm BMI, WHR, tuổi và cận lâm sàng (gồm HbA1c và glucose máu). Kết quả: nồng độ Nesfatin-1và hàm lượng glucose máu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa hai nhóm nghiên cứu ĐTĐT2 được nghiên cứu. Ngoài ra, chỉ số Nesfatin-1với chỉ số Tuổi, BMI, WHR (tỷ lệ eo-hông), và HbA1c ở 2 nhóm nghiên cứu đều không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự xuất hiện mối tương quan thuận giữa chỉ số Glucose máu với HbA1c và WHR (tỷ lệ eo-hông) trong các nhóm ĐTĐT2 (r = 0,68-0.75; p = 0,001 và r = 0,439; p = 0,015). Kết luận: Nồng độ Nesfatin-1 và hàm lượng glucose máu khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu. Nồng độ Nesfatin -1 có mối tương quan thuận với thông số lâm sàng và cận lâm sàng với mức độ sai khác có ý nghĩa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. DeFronzo RA, Ferrannini E, Groop L, Henry RR, Herman WH, Holst JJ, Hu FB, Kahn CR, Raz I, Shulman GI, Simonson DC. Type 2 diabetes mellitus. Nature reviews Disease primers. 2015 Jul 23;1(1):1-22.
2. Olokoba AB, Obateru OA, Olokoba LB. Type 2 diabetes mellitus: a review of current trends. Oman medical journal. 2012 Jul;27(4):269.
3. Ayada CE, Toru ÜM, Korkut YA. Nesfatin-1 and its effects on different systems. Hippokratia. 2015 Jan;19(1):4.
4. Li Z, Gao L, Tang H, Yin Y, Xiang X, Li Y, Zhao J, Mulholland M, Zhang W. Peripheral effects of nesfatin-1 on glucose homeostasis. PloS one. 2013 Aug 15;8(8):e71513.
5. SHimizu HI, Oh S, Okada SH, Mori M. Nesfatin-1: an overview and future clinical application. Endocrine journal. 2009;56(4):537-43.
6. Jackson SL, Long Q, Rhee MK, Olson DE, Tomolo AM, Cunningham SA, Ramakrishnan U, Narayan KV, Phillips LS. Weight loss and incidence of diabetes with the Veterans Health Administration MOVE! lifestyle change programme: an observational study. The lancet Diabetes & endocrinology. 2015 Mar 1;3(3):173-80.
7. Kautzky-Willer A, Harreiter J, Pacini G. Sex and gender differences in risk, pathophysiology and complications of type 2 diabetes mellitus. Endocrine reviews. 2016 Jun 1;37(3):278-316.
8. Mohammad NJ, Gallaly DQ. Serum Nesfatin-1 in patients with type 2 diabetes mellitus: A cross sectional study. Zanco Journal of Medical Sciences (Zanco J Med Sci). 2020 Apr 30;24(1):1-7.
9. Mogharnasi M, TajiTabas A, Tashakorizadeh M, Nayebifar SH. The Effects of resistance and endurance training on levels of nesfatin-1, HSP70, insulin resistance and body composition in women with type 2 diabetes mellitus. Science & Sports. 2019 Feb 1;34(1):e15-23.