ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở PHỤ NỮ LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Hội chứng chuyển hóa và loãng xương là hai bệnh lý phổ biến nhưng ít được chú ý đến ở phụ nữ sau mãn kinh. Bệnh chỉ được phát hiện khi đã có các biến chứng nghiêm trọng như các biến cố tim mạch, gãy xương,... Mục tiêu: Xác định tỉ lệ hội chứng chuyển hóa và nhận xét một số yếu tố liên quan ở phụ nữ loãng xương nguyên phát. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 99 bệnh nhân nữ giới sau mãn kinh được chẩn đoán loãng xương nguyên phát đến khám bệnh hoặc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 08/2023 đến tháng 08/2024. Kết quả: Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương nguyên phát là 52,5%, trong đó tăng glucose là hay gặp nhất 57,6%. Nhóm đối tượng thừa cân, béo phì, hoặc ít hoạt động thể lực có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn lần lượt là 4,8 và 3,9 lần (OR=4,8;3,9). Không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ canxi toàn phần, vitamin D3, chỉ số T-score ở cổ xương đùi và cột sống thắt lưng giữa 2 nhóm có và không có hội chứng chuyển hóa (p>0,05). Tuy nhiên, có mối liên quan thuận giữa tăng vòng bụng và chỉ số T-score ở cổ xương đùi và cột sống thắt lưng (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ được chẩn đoán loãng xương nguyên phát khá cao với tăng glucose là yếu tố thường gặp nhất. Thừa cân, béo phì hoặc ít hoạt động thể lực làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tăng vòng bụng có liên quan đến mật độ xương cao hơn. Việc nhận diện và hiểu rõ về mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương là rất quan trọng để phát triển các chiến lược phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hội chứng chuyển hóa, Loãng xương nguyên phát
Tài liệu tham khảo


2. Phạm Ngọc Oanh, Phan Thanh Tâm, Văn Thái Minh và cộng sự. (2019). Hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ ở người trưởng thành tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

3. Ngô Tuấn Anh, Cao Thanh Ngọc, Bùi Đăng Khoa. (2023). Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và loãng xương ở người cao tuổi. Accessed June 20, 2023. https://tapchiy hocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/5182/4733

4. Loke SS, Chang HW, Li WC. Association between metabolic syndrome and bone mineral density in a Taiwanese elderly population. J Bone Miner Metab. 2018;36(2):200-208. doi:10.1007/ s00774-017-0826-7


5. Hồ Thị Kim Thanh (2010). Tỷ lệ mắc và các yếu tố liên quan của hội chứng chuyển hóa một quần thể người cao tuổi Việt Nam. Thư viện Đại Học Y. Accessed August 7, 2024.

6. Yasein N, Shroukh W, Hijjawi R. Serum vitamin D and the metabolic syndrome among osteoporotic postmenopausal female patients of a family practice clinic in Jordan. Adv Clin Exp Med. 2015;24(2):245-250. doi:10.17219/acem/41375


7. Baek JH, Jin SM, Bae JC, et al. Serum Calcium and the Risk of Incident Metabolic Syndrome: A 4.3-Year Retrospective Longitudinal Study. Diabetes Metab J. 2017;41(1):60-68. doi:10. 4093/dmj.2017.41.1.60


8. Chen JM, Wu TY, Wu YF, et al. Association of the serum calcium level with metabolic syndrome and its components among adults in Taiwan. Arch Endocrinol Metab. 2023;67(5):e000632. doi:10. 20945/2359-3997000000632


9. Kim SH, Kim J. The Relationship between Risk Factors for Metabolic Syndrome and Bone Mineral Density in Menopausal Korean Women. Iran J Public Health. 2019;48(6):1025-1032.

10. Wong SK, Chin KY, Suhaimi FH, et al. The Relationship between Metabolic Syndrome and Osteoporosis: A Review. Nutrients. 2016;8(6): 347. doi:10.3390/nu8060347

