ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU – BỆNH VIỆN K

Nguyễn Tiến Đức1,, Nguyễn Anh Tuân1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh vật gây viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) trên bệnh nhân ung thư. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 96 bệnh nhân ung thư thở máy trên 48 giờ, từ tháng 3/2022 đến tháng 11/2022. Kết quả: Tuổi trung bình 60,4 ± 18,9; tỉ lệ nam/nữ là 1,7/1; tỉ lệ VPLQTM là 15,6%; tần suất mắc là 16,8 bệnh nhân/1000 ngày thở máy; yếu tố nguy cơ chủ yếu là sử dụng an thần (93,3%) và sử dụng thuốc ức chế bơm proton (100%). Triệu chứng chủ yếu là sốt (100%); tăng tiết đờm (86,6%); ran phổi (100%); tăng bạch cầu (93,3%); tổn thương trên X-Quang chủ yếu thâm nhiễm lan toả và đông đặc phổi (53,3%). Căn nguyên vi sinh thường gặp là vi khuẩn Gram âm: Klebsiella pneumoniae (33,3%) và Acinetobacter baumannii (20%); nấm (13,3%). Vi khuẩn Klebsiella pneumonia nhạy cảm 100% với nhóm carbapenem, fosmicin và amikacin; Vi khuẩn Acinetobacter baumannii kháng với hầu hết các loại kháng sinh. Kết luận: VPLQTM có tần suất mắc cao; yếu tố nguy cơ chủ yếu là dùng an thần và thuốc ức chế bơm proton; triệu chứng chủ yếu là sốt, ran phổi và tăng tiết đờm; căn nguyên vi sinh chủ yếu là vi khuẩn Gram âm với tỉ lệ đề kháng kháng sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Giang Thục Anh (2004). Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003-2004. Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2015). Viêm phổi liên quan đến thở máy, Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. NXB Y học, 100 – 108.
3. Hà Sơn Bình (2015). Nhận xét một số yếu tố liên quan và hiệu quả điều trị ở bệnh nhân viêm phổi liên quan đến thở máy. Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Bệnh viện Bạch Mai.
4. Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Gia Bình (2009). Đặc điểm dịch tễ học và hậu quả của nhiễm khuẩn phổi tại bệnh viện tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bach Mai. Tạp chí y học lâm sàng, 42- 47.
5. Nguyễn Ngọc Quang, Đoàn Thị Mai Phương, Lê Thị Diễm Tuyết, Đặng Quốc Tuấn (2012). Tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Nội khoa Việt Nam, 5, 57 – 62.
6. Trần Hữu Thông, Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012). Nghiên cứu căn nguyên gây VPLQTM tại khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Y học Việt Nam, 2, 65 – 69.
7. Võ Hữu Ngoan (2013). Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy. Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 17, Phụ bản số 1: 213-219.
8. Lê Bảo Huy, Lê Đức Thắng (2012). Đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và tình hình kháng kháng sinh ở bệnh nhân lớn tuổi viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức cấp cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 16, Phụ bản số 1, 78 - 86.