MỐI LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ TÁI PHÁT CỦA U NGUYÊN BÀO NUÔI SAU 2 NĂM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Đặng Anh Thảo1, Lê Quang Thanh1,, Quan Thành Đạt1
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việt Nam là nước nằm trong vùng dịch tễ có tần suất bệnh nguyên bào nuôi cao. Hai phương pháp chính điều trị u nguyên bào nuôi (UNBN) là dùng hóa chất và phẫu thuật triệt để. Nghiên cứu của tác giả Vũ Bá Quyết năm 2016 ghi nhận có 12% bệnh nhân UNBN bị tái phát sau khi được điều trị đầy đủ và khỏi bệnh1. Với phác đồ điều trị hiện nay, dù khả năng điều trị thành công cao nhưng vẫn ghi nhận những trường hợp bệnh nhân bị tái phát trở lại. Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu mối liên quan của các yếu tố nguy cơ đến tỷ lệ tái phát bệnh UNBN. Mục tiêu: Xác định mối liên quan của các yếu tố nguy cơ đến tỷ lệ tái phát bệnh u nguyên bào nuôi sau 2 năm tại bệnh viện Từ Dũ. Phương pháp: Nghiên cứu bệnh – chứng, tiến hành trên 176 bệnh nhân UNBN đã được điều trị khỏi bệnh từ năm 2017 – 2021 tại bệnh viện Từ Dũ, không có bệnh ung thư khác kèm theo, gồm 44 bệnh nhân thuộc nhóm thỏa tiêu chuẩn tái phát trong 2 năm, 132 bệnh nhân thuộc nhóm không tái phát trong 2 năm. Kết quả: Nhóm bệnh nhân từ tỉnh khác đến điều trị có nguy cơ tái phát thấp hơn, OR = 0,11. Nhóm bệnh nhân đã sinh con 1 lần đến điều trị có nguy cơ tái phát cao hơn, OR = 6,08. Thời gian từ lúc mang thai đến khi chẩn đoán UNBN ở nhóm trong khoảng 4 – 6 tháng nguy cơ tái phát cao hơn, OR = 24,87. Nhóm bệnh nhân trên hình ảnh siêu âm có dấu hiệu xâm lấn cơ tử cung có nguy cơ tái phát cao hơn, OR = 33,96. Nhóm bệnh nhân được củng cố ít nhất 2 đợt sau khi β-hCG về âm tính có nguy cơ tái phát ít hơn, OR = 0,06. Thời gian tái phát trung bình trong nghiên cứu là 12,95 ± 0,88. Kết luận: Bằng cách xác định các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến tái phát, các kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng để phát triển hoặc cải tiến các hướng dẫn lâm sàng về điều trị và quản lý bệnh nhân UNBN cho các cơ sở y tế, giúp giảm chi phí điều trị dài hạn cho bệnh nhân và hệ thống y tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bằng cách giảm thiểu các biến chứng và tăng tỷ lệ sống sót.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vũ Bá Quyết. Thực trạng bệnh u nguyên bào nuôi ở bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tạp chí phụ sản. 2016;14(01):133-136.
2. Duong Thi Cuong. Gestational trophobalstic disease in Viet Nam prevalence, clinical features, management. International Journal of Gynecololy and Obstetrics. 1988;Vol 60:pp. 131.
3. Đinh Xuân Tửu. Hình thái học của chửa trứng vi thể. Nội san Sản phụ khoa. 1983:tr. 44 - 46.
4. Yang J, Xiang Y, Wan X, Yang X. Recurrent gestational trophoblastic tumor: Management and risk factors for recurrence. Gynecologic Oncology. 2006/11/01/ 2006;103(2):587-590. doi:https:// doi.org/10.1016/j.ygyno.2006.04.007
5. Yujia Kong. Management and risk factors of recurrent gestational trophoblastic neoplasia. 2020;
6. Braga A, Elias KM, Horowitz NS, Berkowitz RS. Treatment of high-risk gestational trophoblastic neoplasia and chemoresistance/ relapsed disease. Best Practice & Research Clinical Obstetrics & Gynaecology. 2021/07/01/ 2021;74:81-96. doi:https://doi.org/ 10.1016/j. bpobgyn.2021.01.005
7. Cecil GH, Chandramohan A, Peedicayil A. Imaging in Gestational Trophoblastic Disease and Implication of Uterine Artery Doppler Study. In: Nayak B, Singh U, eds. Gestational Trophoblastic Disease: Benign to Malignant. Springer Singapore; 2021:53-65.
8. Paydas S. Immune checkpoint inhibitor using in cases with gestational trophoblastic diseases. Med Oncol. Feb 23 2023;40(3):106. doi:10.1007/ s12032-022-01941-3