THỰC TRẠNG VIÊM LỢI DO MẢNG BÁM VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LỢI VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA LASER
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng viêm lợi do mảng bám và đánh giá hiệu quả điều trị viêm lợi với sự hỗ trợ của laser ở bệnh nhân tại Khoa Răng - Bệnh viện TWQĐ 108 từ 03/2024 – 07/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả chùm ca bệnh trên 35 bệnh nhân, lấy cao răng kèm chiếu laser diode, thu thập số liệu dựa trên phiếu khám lâm sàng trước điều trị, sau điều trị 1 tuần và 2 tuần. Kết quả: Chỉ số lợi (Gingival Index – GI) trung bình ở nam cao hơn so với nữ (2,10 ± 0,33 so với 1,89 ± 0,51). Bệnh nhân từ 30 tuổi trở lên có GI trung bình cao hơn so với nhóm bệnh nhân dưới 30 tuổi (2,06 ± 0,15 và 1,93 ± 0,42 theo thứ tự). Sau 2 tuần, viêm lợi mức độ nhẹ chiếm 59,9%, trung bình 34,3% và viêm lợi nặng 8,6% trong khi trước điều trị đa số bệnh nhân bị viêm lợi nặng (71,4%) và thậm chí không có bệnh nhân nào có GI <1,0. So sánh kết quả điều trị sau 1 tuần và sau 2 tuần cho thấy số bệnh nhân có kết quả viêm lợi nhẹ tăng từ 0% lên 62,9% sau 1 tuần và có xu hướng giảm đi sau 2 tuần (57,1%). Đa số bệnh nhân có mức độ viêm lợi giảm 1 – 2 độ sau 2 tuần. Chỉ có chưa đến 1/10 số bệnh nhân có GI không giảm độ hoặc thậm chí tăng độ hơn. Kết luận: điều trị viêm lợi với sự hỗ trợ của Laser có hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chỉ số lợi tại các thời điểm sau điều trị so với trước điều trị, đa số bệnh nhân có mức độ viêm lợi giảm 1 – 2 độ sau điều trị 2 tuần.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm lợi, lase diode, chỉ số lợi.
Tài liệu tham khảo
2. Mostafa B, El-Refai I. Prevalence of Plaque-Induced Gingivitis in a Sample of the Adult Egyptian Population. Open Access Maced J Med Sci. 2018;6(3):554-558.
3. Angst PDM, Piccinin FB, Oppermann RV, et al. Response of molars and non-molars to a strict supragingival control in periodontal patients %J Brazilian Oral Research. 2013;27:55-60.
4. Roy S, Singh DK, Manohar B. Comparative evaluation of postoperative pain and tissue response in patients undergoing conventional flap surgeries with or without 940 nm diode laser exposure - A randomized clinical study. Journal of education and health promotion. 2022;11:417.
5. Saha A, Kamble P, Mangalekar SB. Comparative Evaluation of Conventional Therapy With and Without Use of Diode Laser (DL) in the Treatment of Chronic Generalized Periodontitis: A Clinico-Microbiological Study. Cureus. 2023;15(3):e35720.
6. Polizzi E, Tetè G, Targa C, et al. Evaluation of the Effectiveness of the Use of the Diode Laser in the Reduction of the Volume of the Edematous Gingival Tissue after Causal Therapy. International journal of environmental research and public health. 2020;17(17).
7. Wawrzyk-Bochenek I, Łobacz M, Wilczyński S, et al. Evaluation of the Tooth Surface after Irradiation with Diode Laser Applied for Removal of Dental Microorganisms from Teeth of Patients with Gingivitis, Using X-ray Photoelectron (XPS) and Optical Profilometry (OP). Journal of clinical medicine. 2022;11(22).