ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG DẠ DÀY –TÁ TRÀNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP CÓ SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID

Thị Thanh Ngà Lê 1,, Văn Dũng Hoàng 2, Hoài Nam Nguyễn 3
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương dạ dày – tá tràng theo thang điểm Lanza sửa đổi ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sử dụng glucocorticoid. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 55 bệnh nhân được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp có sử dụng glucocorticoid. Tất cả bệnh nhân được khảo sát các chỉ số về đặc điểm bệnh viêm khớp dạng thấp, tình trạng sử sụng glucocorticoid (GC) và nội soi dạ dày – tá tràng đánh giá các tổn thương dạ dày tá tràng theo thang điểm Lanza sửa đổi. Kết quả: tuổi trung bình là 56,09 ± 12,17 tuổi (28 ÷ 76), thời gian mắc bệnh trung bình là 54,65 tháng (1 ÷ 240), mức độ hoạt động bệnh DAS28 – CRP là 4,04 ± 1,34. 40% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng đường tiêu hóa và 18,2% bệnh nhân có tổn thương dạ dày tá tràng trên nội soi, điểm Lanza sửa đổi trung bình là 0,6 ± 1,396.  Kết luận: bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có sử dụng glucocorticoid có 18,2% có tổn thương dạ dày tá tràng trên nội soi dạ dày tá tràng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Neeck G. Fifty years of experience with cortisone therapy in the study and treatment of rheumatoid arthritis. Annals of the New York Academy of Sciences. 2002;966(1):28-38.
2. Overman RA, Yeh J-Y, Deal CL. Prevalence of oral glucocorticoid usage in the United States: A general population perspective. Arthritis Care & Research. 2013;65(2):294-298. doi:10.1002/acr.21796
3. Naito Y, Yoshikawa T, Iinuma S, et al. Rebamipide protects against indomethacin-induced gastric mucosal injury in healthy volunteers in a double-blind, placebo-controlled study. Dig Dis Sci. 1998;43(9 Suppl):83S-89S.
4. Nguyến Chí Thành. Nghiên cứu tình trạng sử dụng và hiểu biết của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp về thuốc corticoid. Published online 2017.
5. Zhang Y, Li H, Wu N, Dong X, Zheng Y. Retrospective study of the clinical characteristics and risk factors of rheumatoid arthritis-associated interstitial lung disease. Clin Rheumatol. 2017; 36(4):817-823. doi:10.1007/s10067-017-3561-5
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Nghiên cứu tổn thương dạ dày tá tràng ở bệnh nhân mắc bệnh khớp điều trị thuốc chống viêm không Steroid. Published online 2003.
7. da Mota LMH, dos Santos Neto LL, de Carvalho JF, et al. The presence of anti-citrullinated protein antibodies (ACPA) and rheumatoid factor on patients with rheumatoid arthritis (RA) does not interfere with the chance of clinical remission in a follow-up of 3 years. Rheumatol Int. 2012;32(12):3807-3812. doi:10.1007/s00296-011-2260-9
8. Tsujimoto S, Mokuda S, Matoba K, et al. The prevalence of endoscopic gastric mucosal damage in patients with rheumatoid arthritis. Pagnini C, ed. PLoS ONE. 2018;13(7):e0200023. doi:10.1371/ journal.pone.0200023
9. Matsukawa Y, Aoki M, Nishinarita S, et al. Prevalence of Helicobacter pylori in NSAID users with gastric ulcer. Rheumatology. 2003;42(8):947-950. doi:10.1093/rheumatology/keg258
10. Cheatum DE, Arvanitakis C, Gumpel M, Stead H, Steven Geis G. An endoscopic study of gastroduodenal lesions induced by nonsteroidal anti-inflammatory drugs. Clinical Therapeutics. 1999;21(6):992-1003. doi:10.1016/S0149-2918 (99)80020-4