TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại khoa Nội Tiết Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 năm 2023-2024. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành với cỡ mẫu 200 người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 từ tháng 12 năm 2023 đến hết tháng 7 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng thừa cân – béo phì (TC-BP) chiếm 46,0%, thiếu năng lượng trường diễn chiếm 8,0%; BMI trung bình: 22,7 ± 2,9. Có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với ăn đồ ăn nhanh. Những đối tượng thường xuyên ăn đồ ăn nhanh có nguy cơ TC-BP gấp 3 lần so với nhóm không bao giờ ăn (OR=3 95% CI 1,5 - 6,0, p=0,000). Kết luận: Ở người bệnh ĐTĐ típ 2, TC-BP chiếm tỷ lệ cao. Có mối liên quan giữa tình trạng thừa cân béo phì với việc ăn đồ ăn nhanh. Do đó việc kiểm soát cân nặng ở đối tượng ĐTĐ và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh là hết sức cần thiết.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, đái tháo đường típ 2, Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Thu Trang, Đỗ Thị Hòa, Phạm Thị Oanh. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị nội trú tại Bệnh Viện Đa Khoa Hưng Hà năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 2022;18(5+6):49-54.
3. Nguyễn Phương Thảo, Bùi Thị Cẩm Trà, Lang Thị Trúc Quỳnh. Tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương, năm 2022. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2023;7(6):73-80.
4. Võ Thị Trang, Nguyễn Thị Hương Lan. Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm năm 2021 - 2022. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;517(1).
5. Alhashemi M, Mayo W, Alshaghel MM, Brimo Alsaman MZ, Haj Kassem L. Prevalence of obesity and its association with fast-food consumption and physical activity: A cross-sectional study and review of medical students’ obesity rate. Ann Med Surg 2012. 2022;79: 104007.
6. Astrup A. Super-sized and diabetic by frequent fast-food consumption? The Lancet. 2005; 365(9453):4-5.
7. Jensen MD, Ryan DH, Apovian CM. 2013 AHA/ACC/TOS guideline for the management of overweight and obesity in adults: a report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Practice Guidelines and The Obesity Society. J Am Coll Cardiol. 2014;63(25 Pt B):2985-3023.
8. Park KY, Park HK, Hwang HS. Relationship between abdominal obesity and alcohol drinking pattern in normal-weight, middle-aged adults: the Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2008–2013. Public Health Nutr. 2017;20(12):2192–200.
9. Sun H, Saeedi P, Karuranga. IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes Res Clin Pract. 2022;183:109119.
10. Ülger Z, Halil M, Kalan I. Comprehensive assessment of malnutrition risk and related factors in a large group of community-dwelling older adults. Clin Nutr. 2010;29(4):507-511. doi:10.1016/j.clnu.2010.01.006