ĐẶC ĐIỂM SUY GIẢM NHẬN THỨC Ở NGƯỜI BỆNH PARKINSON

Hà Phước Đông1,, Nguyễn Thanh Bình2,3
1 Bệnh viện C Đà Nẵng
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm suy giảm nhận thức và phân tích một số yếu tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang; đối tượng là người bệnh được chẩn đoán bệnh Parkinson khám, điều trị và đánh giá chức năng nhận thức bằng bộ trắc nghiệm thần kinh tâm lý tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 01/01/2024 – 31/08/2024. Kết quả: Nghiên cứu thu tuyển được 113 người bệnh. Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 69 ± 7,931, nữ giới chiếm 64,6%. Tỉ lệ người bệnh suy giảm nhận thức là 66,3%, trong đó suy giảm nhận thức nhẹ chiếm 27,4% và sa sút trí tuệ chiếm 38,9%. Trong các người bệnh Parkinson có suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng điều hành chiếm tỉ lệ cao nhất với 96% người bệnh. Tỉ lệ suy giảm nhận thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, học vấn, nghề nghiệp, giai đoạn Hoehn và Yahr, tuổi khởi phát bệnh Parkinson, thời gian mắc bệnh Parkinson và mức điểm UPDRS (III) với p < 0,05. Kết luận: 27,4% người bệnh Parkinson có suy giảm nhận thức nhẹ và 38,9% có sa sút trí tuệ. Suy giảm chức năng điều hành là một trong các đặc điểm nổi bật của suy giảm nhận thức ở người bệnh  Parkinson. Các yếu tố như tuổi, học vấn, nghề nghiệp, giai đoạn Hoehn và Yahr, tuổi khởi phát bệnh Parkinson, thời gian mắc bệnh Parkinson và mức điểm UPDRS (III) có liên quan đến suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Goldman JG, Sieg E. Cognitive Impairment and Dementia in Parkinson Disease. Clin Geriatr Med. 2020; 36(2): 365-377. doi:10.1016/ j.cger. 2020.01.001
2. Zhang Q, Aldridge GM, Narayanan NS, Anderson SW, Uc EY. Approach to Cognitive Impairment in Parkinson’s Disease. Neurotherapeutics. 2020;17(4): 1495-1510. doi: 10.1007/s13311-020-00963-x
3. Aarsland D, Batzu L, Halliday GM, et al. Parkinson disease-associated cognitive impairment. Nat Rev Dis Primer. 2021;7(1):47. doi:10.1038/s41572-021-00280-3
4. Trần Thị Hồng Ny, Trần Công Thắng. Đặc điểm rối loạn thần kinh nhận thức ở người bệnh Parkinson. Tạp Chí Học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2017; 21(2):178.
5. Severiano E Sousa C, Alarcão J, Pavão Martins I, Ferreira JJ. Frequency of dementia in Parkinson’s disease: A systematic review and meta-analysis. J Neurol Sci. 2022;432:120077. doi:10.1016/j.jns.2021.120077
6. Baiano C, Barone P, Trojano L, Santangelo G. Prevalence and Clinical Aspects of Mild Cognitive Impairment in Parkinson’s Disease: A Meta‐Analysis. Mov Disord. 2020;35(1):45-54. doi:10.1002/mds.27902
7. Litvan I, Aarsland D, Adler C, et al. MDS Task Force on Mild Cognitive Impairment in Parkinson’s disease: Critical Review of PD-MCI. Mov Disord Off J Mov Disord Soc. 2011;26(10):1814-1824. doi:10.1002/mds.23823
8. Pan C, Li Y, Ren J, et al. Characterizing mild cognitive impairment in prodromal Parkinson’s disease: A community-based study in China. CNS Neurosci Ther. 2022;28(2):259-268. doi:10.1111/ cns.13766
9. Guo Y, Liu FT, Hou XH, et al. Predictors of cognitive impairment in Parkinson’s disease: a systematic review and meta-analysis of prospective cohort studies. J Neurol. 2021; 268 (8):2713-2722. doi:10.1007/s00415-020-09757-9
10. Gallagher J, Gochanour C, Caspell-Garcia C, et al. Long-Term Dementia Risk in Parkinson Disease. Neurology. 2024;103(5):e209699. doi:10.1212/WNL.0000000000209699