NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA KETAMIN 0,2MG/KG TIÊM TĨNH MẠCH DỰ PHÒNG RUN SAU GÂY TÊ TUỶ SỐNG MỔ LẤY THAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng trên một số chỉ tiêu tuần hoàn, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của ketamin 0,2mg/kg tiêm tĩnh mạch dự phòng run sau gây tê tuỷ sống mổ lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên có so sánh giữa 2 nhóm: 50 bệnh nhân (BN) được tiêm tĩnh mạch ketamin 0,2mg/kg (nhóm K) và 50 BN được tiêm tĩnh mạch ondansetron 4mg (nhóm O), tại bệnh viện Quân y 354, từ tháng 12/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: Thân nhiệt BN ở thời điểm phút 20 sau GTTS ở nhóm O thấp hơn nhóm K có ý nghĩa thống kê, thân nhiệt tại thời điểm phút 0 sau mổ ở nhóm O thấp hơn nhóm K có ý nghĩa thống kê, thân nhiệt ở các thời điểm trong và sau mổ đều trong giá trị bình thường. Nhịp chậm xảy ra ở 18% BN nhóm O, 14% BN nhóm K. Huyết áp tụt trong mổ xảy ra ở 88% BN nhóm O và 84% BN nhóm K. Tác dụng không mong muốn chủ yếu ở nhóm O là buồn nôn, nôn (2%), ở nhóm K là buồn nôn, nôn (12%), ảo giác (8%). Biến đổi huyết áp, nhịp tim, tần số thở, SPO2 ở 2 nhóm không có sự khác biệt. Kết luận: Ketamin ít ảnh hưởng đến tuần hoàn, hô hấp và có một số tác dụng không mong muốn nhe, thoáng qua và dễ xử trí.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dự phòng run, ketamin, gây tê tuỷ sống, tác dụng không mong muốn.
Tài liệu tham khảo
2. Ali Mohammadzadeh Jouryabi, Seyadeh Hajar Sharami, Mandana Mansour Ghnaie, et al (2021). Comparing the effects of low dose of Ketamine, Tramadol and Ondansetron in prevention of post spinal anesthesia shivering in cesarean section. Anesth pain Med., 11(4) 642-649.
3. Nguyễn Thị Lệ Mỹ (2006). Nghiên cứu khả năng phòng run và các tác dụng khác khi kết hợp 0,18mg/kg Meperidine với Bupivacaine trong gây tê tủy sống để phẫu thuật chi dưới. Luận văn Thạc sỹ y học, Học viện Quân Y.