ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ HUYẾT ÁP TÂM THU CỔ CHÂN - CÁNH TAY (CHỈ SỐ ABI) Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay ở bệnh nhân tăng huyết áp tại TTYT huyện Xuân Lộc năm 2019; Xác định mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay và yếu tố nguy cơ bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân tăng huyết áp tại TTYT huyện Xuân Lộc năm 2019; Xác định mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay và nhóm có bệnh lý tại TTYT huyện Xuân Lộc năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu tất cả bệnh nhân đang điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc trong năm 2019. Kết quả: Chỉ số ABI chân phải: ABI nằm trong mức bình thường (1.0-1.3), chiếm 76%; ABI nằm trong mức cảnh báo (0.9-1.0), chiếm 18,46%; ABI nằm trong mức bệnh lý cần phải điều trị (<0.9), chiếm 5,54%. Chỉ số ABI chân trái: ABI nằm trong mức bình thường (1.0-1.3), chiếm 76,31%; ABI nằm trong mức cảnh báo (0.9-1.0), chiếm 16,92%; ABI nằm trong mức bệnh lý cần phải điều trị (<0.9), chiếm 6,77%. Chỉ số ABI ở bệnh nhân được kiểm soát huyết áp tốt: ABI nằm trong mức bình thường (1.0-1.3), chiếm 82,35%; ABI nằm trong mức cảnh báo (0.9-1.0), chiếm 10,59%; ABI nằm trong mức bệnh lý cần phải điều trị (<0.9), chiếm 7,06%. Chỉ số ABI ở bệnh nhân được kiểm soát lipid máu tốt: ABI nằm trong mức bình thường (1.0-1.3), chiếm 61,03%; ABI nằm trong mức cảnh báo (0.9-1.0), chiếm 27,18%; ABI nằm trong mức bệnh lý cần phải điều trị (<0.9), chiếm 11,79%. Chỉ số ABI ở bệnh nhân tăng huyết áp có kèm bệnh mạch vành: ABI nằm trong mức bình thường (1.0-1.3), chiếm 63,23%; chỉ số ABI nằm trong mức cảnh báo (0.9-1.0), chiếm 24,52%; ABI nằm trong mức bệnh lý cần phải điều trị (<0.9), chiếm 12,26%. Kết luận: Tỷ lệ chỉ số ABI giữa chân phải và chân trái không có sự khác biệt. Đo chỉ số ABI có giá trị giúp chẩn đoán bệnh động mạch chi dưới và tiên lượng mắc bệnh mạch vành cũng như đột quỵ. Đo chỉ số ABI không chỉ là một phương pháp chẩn đoán, giá trị của ABI còn phản ánh mức độ nặng của bệnh động mạch chi dưới. Giá trị ABI càng thấp thì mức độ bệnh động mạch chi dưới càng nặng và nguy cơ các biến cố tim mạch càng cao.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân - cánh tay, chỉ số ABI, tăng huyết áp.
Tài liệu tham khảo
2. Khuyến cáo chẩn đoán và xử trí THA, Phân hội THA/Hội Tim Mạch học Việt Nam 2018.
3. Đào Thị Dừa, Hoàng Thị Lan Hương (2011), “Khảo sát tổn thương động mạch 2 chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ bằng chỉ số áp lực cổ chân cánh tay AB”, Tạp chí Nội tiết Đái tháo đường.
4. Nguyễn Thị Bích Đào, Nguyễn Thị Bích Liên (2014), Khảo sát bệnh mạch máu ngoại biên chi dưới bằng chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay (chỉ số ABI) ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản của số 1, 2014.
5. Phạm Chí Hiền; Lê Phi Thanh Quyên; Huỳnh Thị Huyền Trang; Đỗ Minh Thái (2017), “Khảo sát chỉ số ABI trên bệnh đái tháo đường tuýp 2”.
6. Trần Đức Hùng, Đoàn Văn Đệ, và cộng sự (2010), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh động mạch chi dưới tại bệnh viện 103”, Tạp chí Y học Việt Nam. tr. 8 – 12.
7. Trần Bảo Nghi, HồThượng Dũng (2011), “Giá trị chẩn đoán của chỉ số ABI và các yếu tố nguy cơ trong bệnh lý động mạch ngoại biên chi dưới trên bệnh nhân ĐTĐ”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, phụ bản số 1, 2011.
8. Vũ Thùy Thanh, Nguyễn Khoa Diệu Vân, Lê Bá Ngọc (2014), “Chỉ số cổ chân – cánh tay trong đánh giá mức độ tổn thương bệnh động mạch chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có tổn thương bàn chân”, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Bạch Mai.